Những điều bạn chưa biết về bệnh tiểu đường

benh tieu duong, bệnh tieu duong

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm vì một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong. Lượng đường huyết cao có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm tim, mắt, thận, não, mạch máu và dây thần kinh. Không những vậy người bệnh tiểu đường còn phải đối mặt với nguy cơ tử vong sớm do đau tim, đột quỵ hoặc suy thận. Trong bài viết dưới đây Kiềm Thảo Dược sẽ giúp bạn cung cấp thông tin về tuổi tác, cân nặng, nguyên nhân, phân loại, phòng ngừa và điều trị căn bệnh tiểu đường để bạn đọc có thể có những thông tin kiến thức hữu ích. 

1. Các vấn đề sức khoẻ có thể ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường

Nếu bạn từ 45 trở lên, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường hoặc thừa cân, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sẽ cao hơn. Hơn nữa việc không hoạt động, vận động thể dục thể thao và một số vấn đề sức khoẻ nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của bạn. Tại Việt Nam ước tính có khoảng 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường và con số đang tiếp tục tăng cao cũng như trẻ hoá nếu như người dân không biết chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của mình. 

Các vấn đề sức khoẻ

2. Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Tiền tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn cao hơn bình thường nhưng chưa đến mức mắc bệnh tiểu đường. Để giảm nguy cơ tiền tiểu đường bạn nên giảm cân nếu như cân nặng đang quá mức cho phép, duy trì hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày và tập luyện khoảng năm ngày trong một tuần. Ngoài ra một chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo, kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh được tiền tiểu đường. 

Dấu hiệu cảnh báo

3. Phân biệt các loại tiểu đường khác nhau 

  • Bệnh tiểu type 1: Thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh niên, là một bệnh tự miễn. Hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá huỷ các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Nếu không có những tế bào quan trọng đó, những người mắc bệnh tiểu đường type 1 phải dùng insulin hàng ngày để duy trì sự sống. 
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: Xảy ra khi bạn có lượng đường trong máu cao khi mang thai. Bệnh thường tự hết sau khi em bé được sinh ra, Tuy nhiên phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn sau này.
  • Bệnh tiểu đường type 2: Đây là dạng phổ biến nhất, có liên quan đến các yếu tố lối sống, chẳng hạn như thừa cân hoặc không vận động. Bệnh cũng có yếu tố liên quan đến di truyền. Bệnh xảy ra khi cơ thể trở nên đề kháng với insulin và không sử dụng nó một cách hiệu quả. Tiểu đường type 2 thường phát triển ở người trung niên và người lớn tuổi nhưng hiện tay xu thế ngày càng trẻ hoá và phổ biến ở những người trẻ tuổi. Bệnh tiểu đường type 2 có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao. 

Phân biệt các loại bệnh tiểu đường

4. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường là gì? 

4.1 Tiểu đường type 1

Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường type 1 vẫn chưa được tìm ra nhưng điều được các chuyên gia xác định rõ ràng là các tế bào miễn dịch bảo vệ của cơ thể tấn công và phá huỷ tuyến tuỵ do đó không sản xuất ra insulin. Rối loạn này có yếu tố di truyền, do đó nếu ai trong gia đình bạn mắc bệnh tiểu đường type 1, nguy cơ mắc bệnh của những người thân cũng tăng lên. Bệnh tiểu đường type 1 là bệnh mãn tính và để duy trì đường huyết ổn định, bệnh nhân sẽ phải tiêm insulin trong suốt quãng đời còn lại. Bệnh tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10% tổng số ca mắc bệnh tiểu đường. 

4.2 Tiểu đường type 2 

Bệnh xảy ra khi các mô của cơ thể không phản ứng với insulin. Insulin được sản xuất nhưng phần còn lại của cơ thể có sức đề kháng cao bất thường với nó, dẫn đến sự tích tụ glucose. Một nguyên nhân phổ biến của bệnh tiểu đường loại 2 là béo phì, lối sống ít vận động và cả di truyền. Thiếu tập thể dục, chế độ ăn uống không lành mạnh và tăng cân cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó nếu một thành viên trong gia đình mắc tiểu đường type 2, các thành viên khác cũng có khả năng mắc bệnh này. 

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường

5. Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Bất kể tiểu đường type 1 hay type 2 hoặc tiểu đường thai kì các triệu chứng đều giống nhau và liên quan đến lượng đường trong máu cao trong cơ thể. Người mắc bệnh tiểu đường có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Khát
  • Cơn đói tăng lên hoặc thèm ăn liên tục
  • Giảm cân (đặc biệt phổ biến với tiểu đường type 1)
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Mờ mắt
  • Mệt mỏi và thờ ơ
  • Vết loét và vết thương chậm hồi phục

Ngoài các triệu chứng chung, cũng có những biểu hiện triệu chứng ở nam và nữ giới. Triệu chứng cụ thể ở nam giới có thể kể đến như:

  • Rối loạn cương dương
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Yếu cơ bắp 

Triệu chứng ở phụ nữ:

  • Nhiễm trùng âm đạo và đường tiết niệu thường xuyên
  • Da khô và ngứa

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

6. Biến chứng của bệnh tiểu đường 

Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát, sớm hay muộn hầu hết người bệnh đều có biến chứng từ nhẹ đến nặng của bệnh tiểu đường, mà trong hầu hết các trường hợp là không thể hồi phục. Những biến chứng này bao gồm:

  • Suy giảm thị lực lâu dần có thể dẫn đến mất thị lực hoặc mù loà
  • Đau tim và đột quỵ do mạch máu bị tắc nghẽn và thu hẹp
  • Tổn thương thận lâu dần sẽ dẫn đến tổn thương hoàn toàn và cần phải lọc máu.
  • Tổn thương dây thần kinh có thể dẫn đến tê tay chân, đau, táo bón…
  • Tổn thương mạch máu ở các chi có thể dẫn đến lưu lượng máu kém, tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể phải cắt cụt ngón chân hoặc cả chân. 

Những biến chứng trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến sự cô lập, trầm cảm và lo lắng. 

Biến chứng của bệnh tiểu đường 

7. Điều trị bệnh tiểu đường

Cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều có thể điều trị được. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường type 1 là sử dụng insulin suốt đời. Bệnh tiểu đường type 2 có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống, tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc và dùng insulin. 

Tất cả những người mắc bệnh tiểu đường cần được theo dõi chặt chẽ từ chuyên gia y tế và bác sĩ cùng chuyên gia dinh dưỡng. Lượng đường trong máu cần được theo dõi chặt chẽ và sàng lọc thường xuyên để phát hiện các vấn đề về mắt, tim và thận. Những thử nghiệm này nên được thực hiện 6-12 tháng một lần. 

Người bệnh tiểu đường nếu kiểm soát được lượng đường trong máu có thể tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường và có chất lượng cuộc sống tốt. Ngày nay, một số công cụ, bao gồm cả ứng dụng máy tính hay điện thoại đều cho phép người bệnh tiểu đường theo dõi lượng đường trong máu tại nhà vì vậy các dụng cụ đo đường huyết tại nhà rất được khuyến khích vì nó giúp người bệnh theo dõi tình trạng đường huyết chặt chẽ hơn.

Điều trị bệnh tiểu đường

8. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường ai cũng nên biết

Mặc dù mọi người không thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1, nhưng có một số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và giảm lượng đường trong máu. Bao gồm:

  • Luyện tập thể dục đều đặn. Đi bộ hoặc đạp xe ít nhất 100-150 phút mỗi tuần.
  • Kiểm soát chế độ ăn. Tránh thực phẩm có đường và đồ uống cola. Loại bỏ thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn khỏi chế độ ăn uống của bạn. Học cách đọc và phân biệt nhãn thực phẩm, lựa chọn thực phẩm ít đường.
  • Thiết lập một chế độ ăn nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và rau quả.
  • Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, thay vào đó hãy lựa chọn cá
  • Không ăn quá 2000 calo mỗi ngày đối với nam và 1.800 calo/ngày với nữ

Trên đây là những thông tin về bệnh tiểu đường đã được chuyên gia tại Kiềm thảo dược tìm hiểu và tổng hợp, đồng thời gửi đến đông đảo các người đọc, chúng tôi mong rằng bài viết trên có thể giúp các bạn có thêm thật nhiều kiến thức về bệnh lý này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *