Chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh cho người bệnh tiểu đường

Không có chế độ ăn uống cụ thể nào cho bệnh tiểu đường. Nhưng lựa chọn thực phẩm người tiểu đường nên ăn và không nên ăn sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết trong cơ thể một cách tốt hơn. Nhóm và số lượng thực phẩm người tiểu đường tiêu thụ mỗi ngày có thể tạo ra sự khác biệt về mức đường huyết và kiểm soát bệnh tiểu đường. Kiềm thảo dược sẽ giúp bạn thêm thông tin về nhóm thực phẩm chính tạo nên một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh cho người bệnh tiểu đường. 

1. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ nhóm thực phẩm chính

Số lượng thức ăn nạp vào cơ thể còn tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động và mục tiêu hướng tới của con người. Nhưng không có một loại thực phẩm nào có thể chứa tất cả cả chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần. Đó là lý do tại sao một chế độ ăn uống lành mạnh cần phải đa dạng và lựa chọn các loại thực phẩm khác nhau từ nhóm thực phẩm chính mỗi ngày. 

Các nhóm thực phẩm chính bao gồm:

  • Rau củ và trái cây
  • Thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, cơm, mì ống
  • Thực phẩm giàu protein, đậu và các loại hạt, trứng, thịt và cá
  • Sữa và các sản phẩm thay thế
  • Dầu, mỡ

dinh dưỡng từ nhóm thực phẩm chính

2. Nhóm rau quả không thể thiếu với người bệnh tiểu đường

Bị tiểu đường không có nghĩa là bạn không thể ăn trái cây. Tuy nhiên nên lựa chọn trái cây và rau quả có lượng calo thấp tự nhiên và chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ (quả bơ, mâm xôi, dâu tây, cần tây, nấm dưa chuột…). Việc bổ sung trái cây và rau quả sẽ giúp tăng thêm hương vị cũng như sự đa dạng cho mỗi bữa ăn. 

Người bệnh tiểu đường cũng nên lưu ý tránh nước ép trái cây và sinh tố vì chúng không có nhiều chất xơ. Trái cây và rau quả giúp bảo vệ cơ thể, phòng ngừa đột quỵ, bệnh lý tim mạch, huyết áp cao và một số bệnh ung thư. Bệnh lý tiểu đường với nhiều biến chứng nguy hiểm và nguy cơ mắc một số bệnh lý nền khác rất cao vì vậy việc ngăn ngừa biến chứng được coi là trung tâm trong việc điều trị và chăm sóc người bệnh tiểu đường. 

Người bệnh tiểu đường nên đặt mục tiêu ăn khoảng 5 phần hoa quả mỗi ngày, mỗi phần được đong khoảng vừa vặn một lòng bàn tay.

Trái cây cho người bệnh tiểu đường

3. Lựa chọn tinh bột giàu chất xơ 

Thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo, mì ống, bánh mì, tất cả chúng đều chứa carbohydrate, được phân hủy thành glucose và được các tế bào sử dụng để nuôi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên các thực phẩm giàu tinh bột như trên có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, điều này làm cho người bệnh khó kiểm soát lượng đường huyết hơn. 

Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp như: Bánh mì nguyên cám, mì ống làm từ lúa mì nguyên cám, gạo lứt. Những thực phẩm trên có nhiều chất xơ hơn, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt cũng như kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn. 

Lựa tinh bột giàu chất xơ không chỉ giúp cho người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, còn giúp người bệnh có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, tốt cho tim mạch và ngăn ngừa các bệnh lý về tuần hoàn, huyết áp. 

tinh bột giàu chất xơ

4. Thực phẩm giàu protein cung cấp năng lượng 

Thịt và cá có hàm lượng protein cao để xây dựng, sửa chữa và duy trì hầu hết các mô và cơ quan của cơ thể. Protein trong thịt, cá, trứng cũng cần thiết cho chức năng của hệ thống miễn dịch và hỗ trợ quá trình sinh lý. 

Người tiểu đường nên bổ sung protein từ cá và ăn ít nhất hai lần một tuần. Ngoài ra cũng nên hạn chế thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói và xúc xích, vì những loại này có xu hướng chứa nhiều chất béo bão hoà. Thịt nạc là một lựa chọn tốt cho một chế độ ăn uống cân bằng. 

Ngoài thịt và cá, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn đa dạng các thực phẩm chứa nhiều protein như hải sản, thịt gà, trứng, các loại đậu, quả hạch và hạt. 

Thực phẩm giàu protein

5. Thực phẩm từ sữa và các sản phẩm thay thế

Sữa, phô mai và sữa chua có nhiều canxi và protein rất tốt cho xương, răng và giữ cho cơ bắp khỏe mạnh. Nhưng một số thực phẩm từ sữa có nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hoà, vì vậy hãy chọn các sản phẩm thay thế ít chất béo hơn như sữa chua. Tốt hơn hết, người bệnh tiểu đường nên dùng sữa chua không đường. Để thay thế sữa, người bệnh tiểu đường cũng có thể dùng sữa đậu nành, lưu ý chọn loại không đường giúp tăng cường canxi.

Lượng sữa khuyến cáo sử dụng mỗi ngày cho bệnh nhân tiểu đường là 2-3 ly sữa, mỗi ly 200ml để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày.

Tóm lại, người bệnh tiểu đường không cần kiêng hoàn toàn các loại sữa, thay vào đó nên lựa chọn loại sữa phù hợp để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, không thiếu hụt vi chất và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Thực phẩm từ sữa

6. Bổ sung chất béo lành mạnh cho người bệnh tiểu đường

Loại chất béo tốt nhất cho người tiểu đường là chất béo không bão hòa có nguồn gốc từ cá, thực vật bao gồm dầu hạt cải, dầu ô liu, các loại hạt, bơ. 

Nó cũng tập trung vào các axit béo omega 3, chống lại chứng viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Nguồn chất béo cũng bao gồm cá hồi, cá ngừ…

Cách để giảm chất béo không lành mạnh và tăng lượng chất béo lành mạnh gợi ý như sau: Sử dụng dầu oliu để nấu ăn thay vì dùng bơ hoặc dầu thực vật, loại bỏ hết chất béo có thể nhìn thấy ở thịt trước khi nấu, loại bỏ da, mỡ gà, hạn chế đồ ăn chiên xào, nướng mà nên chế biến theo cách luộc, hấp, một tuần ăn cá thay ăn thịt đỏ từ 2-3 lần…. 

chất béo lành mạnh

7. Hạn chế tối đa các thực phẩm chứa muối và đường

Những thực phẩm người tiểu đường nên hạn chế bao gồm: bánh quy, khoai tây chiên, socola, bánh ngọt, kem, bơ và đồ uống có đường. Những thực phẩm trên chứa nhiều calo và làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy hãy áp dụng chế độ ăn kiêng, các lựa chọn thay thế nhẹ hoặc ít calo. 

Ngoài ra những thực phẩm trên cũng chứa nhiều chất béo bão hoà không lành mạnh vì vậy chúng không tốt cho mức cholesterol và tim của người bệnh tiểu đường. 

Người bệnh tiểu đường cũng cần hạn chế muối – đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn. Quá nhiều muối có thể khiến gia tăng nguy cơ bị huyết áp và đột quỵ ở người bệnh tiểu đường. Liều lượng muối khuyến cáo dùng mỗi ngày là không nên dùng quá một thìa cà phê (khoảng 6g).

Hạn chế tối đa muối và đường

8. Sử dụng Kiềm Thảo Dược mỗi ngày để cân bằng cơ thể

Kiềm thảo dược là kiểm hữu cơ với độ PH cao giúp đào thải các chất dư thừa, ngăn chặn sự tăng trọng của cơ thể, giảm kích thước của tế bào mỡ, giảm mức đường huyết lúc đói. 

Nước kiềm có hàm lượng kháng sinh thực vật cao giúp phá hủy gốc tự do gây hại, cân bằng môi trường tế bào, hạn chế sự phá huỷ tế bào tuyến tụy. 

Việc sử dụng nước có PH kiềm trong thời gian dài làm giảm bớt các triệu chứng đang phát triển của bệnh đái tháo đường thông qua việc cải thiện quá trình tạo ra các loại oxy phản ứng có nguồn gốc từ alloxan. 

Hiện nay, người ta đã tìm ra một số các hợp chất ức chế  enzym α- glucosidasenhư: flavonoid, anthocyanidin, isoflavone, phenolic, curcuminoids, terpinoid… những hợp chất này đều có trong Kiềm thảo dược.

Nhiều nghiên cứu cho thấy uống nước kiềm (PH 9,5 – 11,5) trong 14 ngày có hiệu quả làm giảm đường huyết ngẫu nhiên ở bệnh nhân đái tháo đường.

Kiềm Thảo Dược

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *