Trong quá trình chăm sóc cho bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu người nhà thường bị cảm giác quá tải các công việc cần làm trong ngày. Người nhà bệnh nhân thường bị kiệt sức và hoang mang do không biết nên bắt đầu từ đâu và làm như nào cho đúng.
Dưới đây là một số lưu ý cho người nhà trong quá trình chăm sóc người bệnh ung thư để đảm bảo sức khỏe tâm thần và thể chất để đồng hành cùng người bệnh trong suốt chặng đường chiến đấu ung thư lâu dài.
1. Xác định thế nào là ung thư giai đoạn đầu?
Để chẩn đoán giai đoạn của ung thư, bác sĩ sẽ kết hợp 3 kết quả T, N, M (Khối u, hạch bạch huyết, di căn) và các yếu tố khác đối với từng bệnh nhân ung thư cụ thể để xác định các giai đoạn ung thư TNM cho mỗi bệnh nhân. Hầu hết các loại ung thư có bốn giai đoạn, kí hiệu giai đoạn ung thư là I, II, III, IV. Ung thư giai đoạn đầu sẽ gồm ung thư giai đoạn 0 và giai đoạn I.
- Giai đoạn 0: Giai đoạn này bệnh ung thư vẫn ở tại chỗ và chưa lan sang các mô lân cận. Bệnh nhân ở giai đoạn này được tiên lượng có khả năng chữa khỏi cao và thường được điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ toàn bộ khối u.
- Giai đoạn I: Giai đoạn này thường khối u vẫn nhỏ hoặc khối u chưa phát triển sâu tràn vào các mô lân cận. Nó cũng không lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Bác sĩ thường được chẩn đoán là ung thư giai đoạn đầu.
2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu
Trước khi bắt đầu điều trị ung thư, điều quan trọng mà người chăm sóc người bệnh ung thư cần phải có thông tin cơ bản về chế độ ăn uống và dinh dưỡng cho người bệnh ung thư giai đoạn đầu. Triệu chứng ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người bệnh theo nhiều cách, bao gồm chán ăn, thay đổi vị giác hoặc khứu giác, buồn nôn và nôn.
Khi tác dụng phụ của bệnh ung thư hoặc điều trị ung thư ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi có thể được thực hiện để giúp người bệnh hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết. Người bệnh ung thư giai đoạn đầu nên lựa chọn ăn những thực phẩm giàu calo, protein, vitamin và khoáng chất. Người chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu cũng cần lên kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và khẩu vị của bệnh nhân.
Dưới đây là các triệu chứng thường gặp do ung thư và điều trị ung thư giai đoạn đầu và lời khuyên trong việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
2.1 Chán ăn
Người bệnh mắc ung thư giai đoạn đầu thường mắc chứng biếng ăn. Lựa chọn thực phẩm cho người bệnh lúc này cần những thực phẩm giàu protein như: Đậu, thịt gà, cá, thịt, sữa chua, trứng để tăng cường thể chất cho người bệnh.
Bổ sung thêm protein và calo vào khẩu phần ăn cho người bệnh lúc này, chẳng hạn như sử dụng các loại sữa tăng cường protein.Thời điểm người bệnh có cảm giác thèm ăn nhất người chăm sóc nên ưu tiên các thực phẩm giàu protein trước.
Nếu người bệnh ung thư giai đoạn đầu không muốn hoặc từ chối ăn thức ăn đặc, người chăm sóc có thể chuyển hướng sang các loại sữa lắc, sinh tố, nước trái cây, súp, cháo lỏng. Lưu ý lựa chọn những thực phẩm có mùi thơm sẽ giúp tăng tiết enzym tiêu hóa khiến người bệnh có cảm giác thèm ăn hơn.
Chia nhiều bữa nhỏ và độ ăn nhẹ lành mạnh thường xuyên trong ngày. Nếu người bệnh không quá mệt mỏi, hãy khuyến khích động viên đi lại, hoạt động nhẹ nhàng để có cảm giác ngon miệng. Đánh răng và súc miệng để giảm bớt các triệu chứng và dư vị trong khoang miệng, kích thích cơn thèm ăn.
2.2 Buồn nôn
Triệu chứng của bệnh hoặc tác dụng phụ của xạ trị, hoá chất sẽ khiến cho người bệnh ung thư giai đoạn đầu có biểu hiện nôn và buồn nôn, việc này không chỉ ảnh hưởng nhiều đến thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh dẫn đến chán ăn, mệt mỏi và suy kiệt cơ thể. Nắm vững các cách chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu sẽ giúp ích cho người bệnh rất nhiều. Dưới đây là các cách kiểm soát cơn buồn nôn và nôn hiệu quả mà Kiềm thảo dược mách bạn:
Chọn những thức ăn hấp dẫn và yêu thích của bệnh nhân, không nên ép bệnh nhân ăn căn cố hoặc khi họ không muốn ăn vì sẽ khiến tình trạng buồn nôn càng thêm trầm trọng.
Trong quá trình chế biến thực phẩm nên nấu nhạt, lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như bánh mì nướng trắng, sữa chua nguyên chất và nước dùng trong. Ưu tiên những thực phẩm khô như bánh quy, bánh mì, hoặc bánh mì nướng sẽ hạn chế cơn nôn của người bệnh.
Thức ăn và nước uống nên ở nhiệt độ phòng (tránh đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh) sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc người bệnh lúc này đang nhạy cảm. Người bệnh chỉ nên nhấm nháp một lượng nhỏ chất lỏng trong bữa ăn để tránh cảm giác no hoặc chướng bụng kích thích cơn buồn nôn. Đừng nên bỏ bữa chính và bữa ăn nhẹ. Bụng trống rỗng có thể khiến cơn buồn nôn của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Người nhà bệnh nhân cần lưu ý để người bệnh ngồi dậy hoặc nằm ngẩng đầu lên trong một giờ sau khi ăn, mặc quần áo rộng rãi và thoải mái và nên ghi lại thời điểm bệnh nhân thấy buồn nôn và tại sao để báo lại với bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
2.3 Nôn mửa
Khi triệu chứng buồn nôn không được giải quyết người bệnh ung thư giai đoạn đầu sẽ nôn mửa. Những điều sau đây có thể giúp cho bệnh nhân kiểm soát tình trạng nôn:
Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì cho đến khi hết nôn
Người chăm sóc nên cho người bệnh uống một lượng nhỏ nước sau khi hết nôn để tránh tình trạng chua miệng, đắng miệng khó chịu.
Sau khi uống nước mà không bị nôn, lúc này hãy cho người bệnh sử dụng đồ ăn lỏng như súp hoặc sữa lắc để bổ sung năng lượng tránh tình trạng suy kiệt.
Với triệu chứng nôn mửa, lúc này thay vì ăn ba bữa lớn, người chăm sóc cần chia nhỏ bữa ăn thành năm hoặc sáu cữ nhỏ. Sau khi nôn nên để người bệnh ngồi tư thế lưng thẳng và cúi người về phía trước.
Nếu tình trạng nôn không đỡ sau vài giờ và tần suất dày người chăm sóc nên báo ngay với bác sĩ để kê thuốc ngăn ngừa kiểm soát tình trạng nôn mửa.
2.4 Khô miệng
Khô miệng là tác dụng phụ thường gặp khi người bệnh ung thư giai đoạn đầu sử dụng thuốc và bắt đầu vào xạ trị, hoá trị. Những điều sau đây có thể giúp cho những người ung thư bị khô miệng:
Chế biến thức ăn dễ nuốt, ví dụ như nước sốt, nước thịt.
Thêm vào khẩu phần ăn cho người bệnh ung thư các thực phẩm và đồ uống có vị ngọt và chua, chẳng hạn như nước chanh, điều này sẽ giúp tiết nhiều nước bọt hơn.
Cho người bệnh ung thư giai đoạn đầu nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng, đá viên hoặc đá bào điều này cũng kích thích khoang miệng sản sinh ra nhiều nước bọt khiến người bệnh đỡ khô miệng.
Lên nhâm nhi nước cả ngày, mỗi lần một lượng nhỏ nhưng điều này khiến cho khoang miệng luôn ẩm
Súc miệng sau mỗi 1 đến 2 giờ. Tránh sử dụng nước súc miệng có chứa cồn. Tránh tuyệt đối các sản phẩm thuốc lá và cũng tránh hút thuốc thụ động vì điều này sẽ làm tình trạng khô miệng của người bệnh trầm trọng hơn.
Người chăm sóc bệnh nhân hãy hỏi bác sĩ hoặc nha sĩ về việc sử dụng nước bọt nhân tạo hoặc các sản phẩm tương tự để bảo vệ và làm ẩm miệng và cổ họng của người bệnh ung thư giai đoạn đầu.
2.5 Loét miệng
Viêm loét niêm mạc miệng là tình trạng vô cùng khó chịu và gây đau đớn cho người bệnh khi ăn uống và sinh hoạt. Người nhà bệnh nhân nên nắm những điều sau đây khi chăm sóc cho người ung thư bị loét miệng.
Chế biến thức ăn mềm hoặc hầm nhừ, dễ nhai như sữa lắc, cháo, súp. Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ, có thể sử dụng máy xay sinh tố hoặc máy chế biến thực phẩm để làm mịn thức ăn.
Người bệnh nên ăn thức ăn hơi lạnh hoặc thức ăn ở nhiệt độ phòng, Bởi thức ăn nóng có thể làm tổn thương niêm mạc miệng khiến vết loét lan rộng.
Sử dụng ống hút để uống nước hay uống sữa hạn chế chà xát vào những vết đau trong miệng.
Người bệnh ung thư bị loét miệng nên hạn chế những đồ ăn sau: Thực phẩm có múi, chẳng hạn như cam, chanh, đồ ăn cay, cà chua và sốt cà chua, đồ ăn mặn, thức ăn sắc và giòn, đồ uống có cồn.
Hàng ngày người chăm sóc cũng nên kiểm tra miệng người bệnh mỗi ngày xem có vết loét, mảng trắng hoặc vùng sưng tấy đỏ không và cho người bệnh súc miệng từ 3-4 lần một ngày. Tuyệt đối tránh các sản phẩm nước súc miệng có cồn. Trong quá trình sinh hoạt cũng không để người bệnh sử dụng tăm hoặc các vật sắc nhọn khác.
2.6 Đau họng và khó nuốt
Triệu chứng đau họng và khó nuốt có thể gặp ở bệnh nhân ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, thực quản. Để chăm sóc nhóm người bệnh có triệu chứng trên, người nhà cần lưu ý những điều sau đây:
Chế biến những loại thức ăn mềm, dễ nhai và nuốt, chẳng hạn như sữa lắc, bột yến mạch hoặc các loại ngũ cốc nấu chín khác. Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ, sử dụng máy xay sinh tố hoặc máy chế biến thực phẩm để làm mịn thức ăn
Ăn thực phẩm có đồ uống và nhiều protein và calo để nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Tránh những thực phẩm và đồ uống dưới đây vì có thể gây bỏng hoặc xước cổ họng của người bệnh như: Thức ăn và đồ uống nóng, thức ăn cay, thực phẩm và nước trái cây có nhiều axit, thực phẩm sắc nét hoặc giòn, đồ uống có cồn.
Đặt người bệnh ngồi thẳng và hơi cúi đầu về phía trước khi ăn hoặc uống và giữ tư thế thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn.
Nếu triệu chứng đau họng khó nuốt trầm trọng cản trở đến vấn đề ăn uống, người chăm sóc cần báo với bác sĩ về việc cho ăn bằng ống nếu không sẽ không đủ để duy trì sức khỏe.
2.7 Tăng cân
Những điều sau đây có thể giúp những người mắc ung thư giai đoạn đầu ngăn ngừa tăng cân:
Tăng cường ăn trái cây và rau quả, lựa chọn thực phẩm nhiều chất xơ, chẳng hạn như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc và mì ống.
Chọn các loại thịt nạc, chẳng hạn như thịt lợn lọc mỡ và thịt gia cầm loại bỏ phần da.
Lựa chọn các sản phẩm sữa ít béo và đồ ăn ít chất béo, hạn chế bơ, sốt mayonnaise, đồ chiên rán.
Người chăm sóc nên lựa chọn nấu bằng phương pháp ít chất béo chẳng hạn như nướng, hấp nướng hoặc quay.
Ăn lượng thức ăn nhỏ hơn trong mỗi bữa ăn và lên lịch tập luyện hàng ngày.
3. Cách chăm sóc cho bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu
Ung thư giai đoạn cầu có thể chưa gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh tuy nhiên có nhiều trường hợp đã xuất hiện cơn đau sớm. Đau đớn làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, sinh hoạt, thể trạng của người bệnh. Người nhà cần theo dõi diễn biến cũng như mức độ đau của người bệnh để báo với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để có những biện pháp giảm và khống chế cơn đau. Người nhà thời gian này cũng nên thường xuyên trò chuyện, động viên giúp người bệnh vượt qua cơn đau. Khuyên người bệnh cố gắng vượt qua cơn đau tránh việc sử dụng thuốc giảm đau quá nhiều.
Cần tạo một không gian yên tĩnh, thoáng mát, và thoải mái để người bệnh nghỉ ngơi trong giai đoạn đầu, khuyến khích người bệnh đi lại vận động nhẹ nhàng. Tìm hiểu sở thích và kết nối nhiều hơn với người bệnh tránh để họ cảm thấy cô đơn trống trải dễ nảy sinh cảm giác tủi thân, tuyệt vọng.
Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.
Giai đoạn này người bệnh vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường tuy nhiên cần tránh gắng sức và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên.
Bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu thường uống nhiều thuốc. Để có được lợi ích cao nhất trong quá trình điều trị, họ phải uống thuốc một cách chính xác như được hướng dẫn. Tìm hiểu thêm về các loại thuốc đang được sử dụng là bước khởi đầu tốt trong việc chăm sóc người bệnh ung thư giai đoạn đầu. Nếu không chắc chắn về bất kỳ loại thuốc nào hãy hỏi ngay bác sĩ. Một số điểm cần lưu tâm khi cho bệnh nhân uống thuốc bao gồm: Đúng thuốc, đúng liều lượng, thời gian (trước bữa ăn, sau bữa ăn, hoặc trong bữa cơm), các triệu chứng bất thường khi bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị bằng thuốc.
Như vậy qua bài viết trên, Kiềm Thảo Dược hy vọng quý khách hàng đã có thể nắm được các biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu tốt nhất. Sự kết hợp chăm sóc cả về dinh dưỡng và tinh thần sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy có nhiều động lực để cố gắng vượt qua bệnh tật.