Gần 4,5 triệu người Việt mắc bệnh tiểu đường, Người ta cũng ước tính rằng 90-95% những người này mắc tiểu đường type 2. Đây là một thống kê đáng kinh ngạc, bệnh tiểu đường thường phát triển theo thời gian và có thể được phát hiện bằng các xét nghiệm máu đơn giản. Tuy nhiên, điều cần thiết là mọi người cần phải nhận biết được các dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường vì đây là một căn bệnh mãn tính đe doạ tính mạng. Bệnh tiểu đường có thể dễ dàng quản lý và ngăn ngừa biến chứng nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu.
Đây là 8 dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2 mà Kiềm Thảo Dược cung cấp cho bạn. Nếu bạn đang gặp một hoặc nhiều triệu chứng dưới, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiểu đường để xác nhận xem bạn có cần điều trị hay không.
1. Khát quá mức
Đường huyết trong máu tăng buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc lượng đường dư thừa. Lượng đường trong máu cao mãn tính có thể làm thận quá tải và khiến cơ thể bài tiết lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Điều này khiến cho cơ thể phát ra tín hiệu khát nước và mất nước suốt cả ngày. Nếu bạn khát quá mức mặc dù đã uống nhiều nước, hãy thử giảm lượng đường ăn vào hoặc đi thăm khám để kiểm tra bệnh tiểu đường.
2. Đi tiểu thường xuyên
Khát nước và đi tiểu nhiều thường là tình trạng đi đôi với nhau khi nói đến các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Lượng đường dư thừa trong máu mà thận không thể lọc được sẽ bị thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Đi tiểu thường xuyên cả ngày lẫn đêm cả cả khi đang ngủ say có thể là dấu hiệu của vấn đề kháng insulin.
3. Mệt mỏi liên tục
Bệnh tiểu đường góp phần gây ra mệt mỏi theo hai cách. Đầu tiên, mất nước có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Thứ hai, bệnh tiểu đường cản trở cách cơ thể sử dụng glucose làm năng lượng. Mặc dù bạn đã ngủ ngơi hoặc ngủ ngon nhưng vẫn mệt mỏi liên tục thì đó là dấu hiệu cảnh báo quan trọng nhất của bệnh tiểu đường bạn cần lưu ý.
4. Vết thương lâu lành
Các vết xước da, rách da và các vết thương khác sẽ lành chậm hơn nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và làm chậm quá trình chữa lành của cơ thể. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường còn bị cao huyết áp, khiến mạch máu bị thu hẹp do máu lưu thông chậm, do đó vết thương sẽ lâu lành hơn.
5. Vấn đề về thị lực
Bệnh tiểu đường khiến bạn có nguy cơ mắc nhiều vấn đề về thị lực do lượng đường trong máu cao mãn tính có thể làm hỏng các mạch máu, bao gồm cả mạch máu ở mắt. Mờ mắt, đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp chỉ là một số vấn đề thị lực liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn bắt đầu gặp vấn đề về thị lực, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa về tiểu đường để ngăn ngừa, giảm nguy cơ mất thị lực và mù loà. Việc điều trị và dự phòng biến chứng tiểu đường sớm có thể giúp bạn ổn định lượng đường trong máu và cải thiện thị lực.
6. Tâm trạng thay đổi thất thường
Insulin là một loại hormone tương tự như estrogen, testosterone và hormone đói – leptin và ghrelin. Khi cơ thể bạn ngừng sản xuất hoặc sử dụng insulin như bình thường, nồng độ hormone có thể dao động gây ra thay đổi tâm trạng, khó chịu và trầm cảm. Ăn thực phẩm lành mạnh hơn, giảm lượng đường trong máu và chăm sóc bệnh tiểu đường đều có thể giúp điều chỉnh và giải quyết sự thay đổi tâm trạng của bạn.
7. Tê và ngứa ran ở tứ chi
Cảm giác như kim châm ở bàn chân, ngón chân, bàn tay và ngón tay là dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường thường xuyên bị tê và ngứa ran ở tứ chi.
Cảm giác này có thể chỉ ra bệnh thần kinh tiểu đường, một dạng tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu cao mãn tính. Khi không được điều trị, các trường hợp bệnh thần kinh nghiêm trọng do tiểu đường có thể dẫn đến phải cắt cụt tứ chi. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy tế và ngứa ran ở tứ chi.
8. Thèm ăn
Bệnh tiểu đường có thể gây ra cảm giác thèm ăn vì nhiều lý do. Ví dụ, chứng trầm cảm và thay đổi tâm trạng do mất cân bằng nội tiết tố có thể khiến bạn tìm đến những thực phẩm dễ chịu như đồ ngọt. Sự mất cân bằng nội tiết tố gây cảm giác đói và thèm đồ ăn vặt.
Ngoài ra tình trạng kháng insulin có thể khiến bạn thèm ăn tinh bột và đồ ngọt, điều này khiến lượng đường trong máu của bạn tăng vọt ngay lập tức. Nếu gần đây bạn thường xuyên thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt, hãy coi chừng nguy cơ tiểu đường bạn nhé.
9. Cần làm gì khi cơ thể bạn xuất hiện các dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường?
Thực hiện một vài thay đổi trong lối sống của bạn ngay từ bây giờ có thể giúp bạn tránh được các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng của bệnh tiểu đường trong tương lai. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu
9.1 Giảm thêm cân
Giảm cân làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu, sau khi giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể nhờ thay đổi tập luyện và chế độ ăn uống, người bệnh đã giảm gần 60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Giảm cân nhiều hơn sẽ mang lại những lợi ích lớn hơn. Đặt mục tiêu giảm cân dựa trên trọng lượng cơ thể hiện tại của bạn. Nói chuyện với bác sĩ về các mục tiêu và kỳ vọng ngắn hạn hợp lý, chẳng hạn như giảm từ 1-2 kg mỗi tháng.
9.2 Rèn luyện thể chất nhiều hơn
Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày có rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và tinh thần. Tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân, giảm lượng đường trong máu của bạn, tăng cường độ nhạy cảm của insulin, giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Người bệnh có nguy cơ tiểu đường nên thực hiện các bài tập như đi bộ nhanh, bơi lội đạp xe hoặc chạy trong hầu hết các ngày với tổng thời gian ít nhất 150 phút mỗi tuần. Hạn chế tình trạng không vận động, hãy dành vài phút để đứng, đi lại hoặc thực hiện một số hoạt động nhẹ nhàng sau mỗi 30 phút.
9.3 Lựa chọn thực phẩm thực vật lành mạnh và chất béo tốt
Thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy giảm cân và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ. Tránh thực phẩm chứa “carbohydrate xấu”, nhiều đường, ít chất xơ hoặc chất dinh dưỡng như bánh mì mì trắng, bánh ngọt, nước ép trái cây và thực phẩm chế biến sẵn có đường.
9.4 Sử dụng Kiềm Thảo Dược với độ PH cao để ổn định đường huyết
Kiềm thảo dược là kiềm sinh học bằng công nghệ hoạt hoá phân tách các phân tử siêu nhỏ trong thảo dược giúp hấp thu vào từng lõi tế bào, kích thích tuyến tụy sản sinh ra insulin.
Việc sử dụng Kiềm thảo dược mỗi ngày sẽ giúp người bệnh trung hoà acid dư thừa, phá vỡ các gốc tự do gây hại, tái tạo tế bào suy yếu và tăng cường chức năng chuyển hoá. Với những cơ chế trên, Kiềm thảo dược sẽ giúp ổn định đường huyết, hạn chế biến chứng của bệnh lý đái tháo đường, đưa người bệnh về trạng thái khỏe khoắn, gan thận được bảo vệ tối ưu, điều trị bền vững bệnh.