Tác dụng của kiềm thảo dược trong phòng tránh đột quỵ

Dược sĩ Thanh Hà

1. Khái niệm cơ bản về đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi động mạch lên não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, dẫn đến chết một vùng mô não do mất nguồn cung cấp máu (nhồi máu não).

Khái niệm về đột quỵ

2. Phân loại đột quỵ theo lâm sàng

Đột quỵ não thường có 2 thể chính:

+, Nhồi máu não ( thiếu máu não cục bộ hoặc nhũn não):

  • Huyết khối động mạch não.
  • Tắc mạch máu não.
  • Nhồi máu não ổ khuyết.

+, Chảy máu não:

  • Chảy máu trong nhu mô não.
  • Chảy máu não- tràn máu não thất thứ phát.
  • Chảy máu não thất nguyên phát.
  • Chảy máu dưới nhện.
  • Chảy máu sau nhồi máu.

3. Nguy cơ gây nên tình trạng đột quỵ não

Trên thực tế đã cho thấy bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao hơn bao gồm những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như nam giới, tuổi cao (trên 50 tuổi), thì còn có những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi như:

3.1 Các yếu tố nguy cơ đột quỵ không thể thay đổi

Tuổi (đa số gặp trên 45 tuổi), giới tính (nam gặp nhiều hơn nữ), chủng tộc, di truyền… Chúng ta không thể thay đổi được các yếu tố này. Tuy nhiên, việc nhận thức về vấn đề này cung cấp thông tin về những đối tượng cần đề cao công tác dự phòng.

3.2 Các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi

Tăng huyết áp 80%, rối loạn lipid máu 32,8%, đái tháo đường 32%, hẹp động mạch cảnh 33%, một số bệnh tim mạch 10%….Ngoài ra còn nhiều yếu tố nguy cơ có thể thay đổi khác như: nghiện rượu, hút thuốc lá, cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, các bệnh lý tim mạch, căng thẳng tâm lý…

4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh lý đột quỵ não

Đột quỵ não thường khởi phát đột ngột. Bệnh nhân đang làm việc sinh hoạt bình thường, đột nhiên xuất hiện các triệu chứng tổn thương thần kinh khư trú như: nói khó, liệt mặt, liệt chân tay. Các triệu chứng đạt mức độ nặng nề ngay. Tuy nhiên có trường hợp triệu chứng ban đầu xuất hiện nhẹ, sau thời gian vài giờ hoặc vài ngày tiến triển nặng dần lên hoặc tiến triển nặng lên thành từng nấc.

Triệu chứng đột quỵ não

Quy tắc FAST là một trong những cách giúp nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ một cách nhanh nhất và xử lý đúng:

  • F (face): Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát.
  • A (arm): Cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Hãy bảo bệnh nhân giơ tay lên và so sánh, nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.
  • S (speech): Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.
  • T (time): Khi một người có những triệu chứng trên thì rất có thể họ đã bị đột quỵ, vì vậy hãy gọi ngay cấp cứu (115) hoặc đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị bằng phương tiện phù hợp. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện càng sớm thì tổn thương càng ít, khả năng phục hồi càng cao, ngược lại đưa đến bệnh viện càng trễ thì càng có nhiều biến chứng nguy hiểm.

5. Các biến chứng nguy hiểm của đột quỵ não

  • Phù não: Tình trạng não sưng phù bên trong hộp sọ cố định làm ảnh hưởng đến dòng chảy của oxy và máu lên não. Đó là biến chứng nguy hiểm có thể gây ra tụt não làm bệnh nhân chết nhanh chóng do đó cần được điều trị ngay lập tức. 
  • Viêm phổi: Do tình trạng nằm lâu một chỗ kèm theo người bệnh tai biến dễ nuốt sặc nên dễ bị viêm phổi biểu hiện bằng khó thở, ho có đờm, sốt, ớn lạnh,… Đây là một bệnh nhiễm trùng phổ biến hay gặp ở bệnh nhân đột quỵ. 
  • Gặp khó khăn khi nuốt: Một biến chứng sau đột quỵ nữa chính là gặp các vấn đề khi nuốt, cảm giác thức ăn mắc kẹt trong cổ họng, khó nhai, khó thở khi nuốt, thức ăn trào ngược lên sau khi nuốt,… Thường bệnh nhân bị đột quỵ khó nuốt chất lỏng hơn thức ăn sệt.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Người sau khi bị đột quỵ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu với các triệu chứng như nước tiểu đục hoặc tiểu ra máu, cảm giác đau hoặc rát khi đi tiểu, đau vùng bụng dưới, chuột rút ở vùng bụng dưới,… do người bệnh đột quỵ hay bị khó tiểu phải đặt sonde tiểu.
  • Động kinh: Đột quỵ có thể làm tổn thương các tế bào não, dẫn đến tình trạng động kinh, co giật. Khi bị co giật người bệnh cũng dễ bị thiếu oxy não và làm tổn thương não nhiều hơn.
  • Co cứng chi: Triệu chứng co cứng chi cũng thường xảy ra ở người bị đột quỵ. Các cơ tay, chân bị rút ngắn, co cứng khiến người bệnh đau đớn và mất khả năng vận động. Do đó, người bệnh nên được tập vận động sớm sau đột quỵ.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: Tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra trước khi người bệnh bị đột quỵ và là nguyên nhân gây đột quỵ. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có thể xảy ra sau khi bị đột quỵ do bệnh nhân nằm một chỗ và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm chết người do cục máu đông di chuyển đến phổi, tim, não gây tắc nghẽn làm cho người bệnh có thể bị nhồi máu phổi, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não tái phát sớm .
  • Mất khả năng ngôn ngữ: Tổn thương não sau khi bị đột quỵ có thể làm người bệnh mất khả năng ngôn ngữ, khó giao tiếp, không thể nói chuyện, nói không rõ chữ, không hiểu được lời nói của người khác, mất khả năng diễn đạt,…
  • Nhồi máu cơ tim: Người bị đột quỵ do xơ vữa động mạch não thì cũng có nguy cơ nhồi máu cơ tim.
  • Trầm cảm: Ngoài sức khỏe thể chất thì người bị đột quỵ còn gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần, dễ lo lắng quá mức dẫn đến trầm cảm. Các triệu chứng thông thường của người trầm cảm sau đột quỵ gồm có cảm thấy trống rỗng buồn bã hoặc lo lắng trong thời gian dài (hơn 2 tuần), mất hứng thú với các hoạt động hằng ngày; cảm thấy bản thân vô dụng, mệt mỏi, ít năng lượng, luôn trong trạng thái uể oải,… Thậm chí họ có thể tìm cách tự vận để kết thúc cuộc đời.
  • Tử vong là tình trạng nguy trọng cuối cùng có thể xảy ra đối với bệnh lý này.

Bên cạnh các biến chứng đột quỵ trên, người bị đột quỵ còn có thể gặp các biến chứng khác như: Buồn nôn, nôn ói, mất thị lực, mất trí nhớ, các vấn đề về ruột và bàng quang…

6. Tác dụng của kiềm thảo dược đối với đột quỵ

Kiềm Thảo Dược có tác dụng rất rõ nét trong việc phòng ngừa bệnh lý này và giảm tải tối đa các nguyên nhân gây nên đột quỵ. Kiềm tác động lên cơ thể người bệnh ngừa nguy cơ đột quỵ qua 4 cơ chế như sau:

Trung hoà axit dư thừa —> Phá vỡ gốc tự do gây hại —> Tái tạo tế bào → Tăng cường chuyển hóa.

  • Trung hoà acid dư thừa: Kiềm Thảo Dược độ PH 14 giúp đào thải các acid dư thừa và acid béo trong cơ thể người bệnh, Lúc đó tế bào trong cơ thể sẽ sử dụng năng lượng của acid béo tự do và giúp tế bào dung nạp glucose..hạn chế tình trạng tích tụ cục máu đông gây nên đột quỵ.  Nước kiềm có độ pH cao được chứng minh có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu tâm thu và tâm trương, do đó làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh có căn nguyên là độ nhớt máu tăng cao (trong đó có bệnh lý về huyết khối)
  • Phá vỡ gốc tự do gây hại: Các gốc tự do gây hại khiên cho tế bào não, tế bào tim bị tổn thương, từ đó khiến một số bệnh lý nền phát triển nặng hơn và biến chứng khó lường. Kiềm Thảo Dược độ PH 14 sẽ giúp phá huỷ các gốc tự do gây hại, bảo vệ tuyến tụy và các thành phần kháng sinh thực vật giúp điều hòa đường máu, giảm mỡ máu, điều hoà nhịp tim.
  • Tái tạo tế bào:  Đột quỵ làm cho phần não bị thiếu oxy, tế bào não bị chết chỉ sau vài phút. Sau khi đột quỵ xảy ra, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết. Kiềm Thảo Dược độ PH 14 giúp đẩy nhanh sự phân chia, tái tạo tế bào mới, bổ sung vi lượng cho tế bào ngoài ra kháng sinh thực vật giúp kháng viêm.Hạn chế tối đa tình huống xấu nhất xảy đến với người bệnh có cơn đột quỵ não.
  • Tăng cường chuyển hóa: Kiềm thảo dược độ PH 14 có thể ức chế enzym loại bỏ tạp chất dư thừa —> tăng sinh năng lượng giúp người bệnh ổn định nhịp tim, thông thoáng mạch máu, tăng sinh hồng cầu.

Tác dụng của Kiềm Saphia

Trong đó, cơ chế hoạt động của kiềm thảo dược sẽ giúp cải thiện các bệnh lý có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ như: Huyết áp cao, mỡ máu, đái tháo đường, ổn định nhịp tim.

  • Thảo dược Xạ Hương trong kiềm thảo dược: Có hợp chất axit rosmarinic. Hợp chất này có tác dụng giảm viêm, giảm lượng đường huyết, tăng lưu lượng máu và hạ huyết áp cao nhờ vào khả năng ức chế men chuyển (ACE).
  • ACE vốn là một phân tử có thể làm thu hẹp các mạch máu và gây tăng huyết áp, do đó việc ức chế được phân tử này sẽ giúp giảm chỉ số huyết áp cao trong máu.
  • Thảo dược Bồ công anh có chứa một chất giúp giảm trọng lượng cơ thể và sự lắng đọng lipid – axit chlorogenic (CA).Chất xơ trong bồ công anh cũng rất hữu ích trong việc giảm mức cholesterol và do đó hỗ trợ giảm huyết áp. Với hàm lượng kali cao trong bồ công anh, rất hiệu quả trong việc hạ huyết áp bằng cách thay thế natri.
  • Flavonoid là hoạt chất có trong  Kiềm Thảo Dược có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Ngoài ra Flavonoid giúp chống lại các gốc tự do, bảo vệ nội mạc bên trong động mạch, sản xuất oxit nitric làm giãn mạch máu não, từ đó cải thiện lưu lượng máu và giảm nguy cơ tim mạch.
  • Saponin hoạt chất trong Nhân Sâm có trong Kiềm Thảo Dược độ PH 14  là hoạt chất làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết tương và gan.  Acid ursolic và oleanolic – 2 chất thuộc nhóm saponin có tác dụng bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây tổn thương gan. Ngoài ra S tác dụng lợi tiểu – thải trừ natri, có lợi trong việc ngừa huyết áp cao.

Tổng quan lại thì với các thành phần và công dụng như trên Kiềm Thảo Dược hỗ trợ tốt trong việc ngăn ngừa đột quỵ bằng các cơ chế sau:

  • Có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó phòng tránh xơ vữa động mạch. Đồng thời, hạn chế mảng bám tích tụ trong thành động mạch khiến cho động mạch co hẹp, mất tính đàn hồi. Máu lúc này dễ lưu thông, hạn chế tắc nghẽn mạch máu ở não.
  • Chống đông máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
  • Tập trung vào ổn định huyết áp cho các đối tượng huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Cao huyết áp làm tăng xông máu, áp lực lên thành mạch quá lớn gây vỡ thành động mạch dẫn đến đột quỵ.
  • Ức chế men chuyển Angiotensin làm giãn mạch máu, giảm huyết áp, ngăn ngừa các tổn thương ảnh hưởng đến tuyến thượng thận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *