Giải đáp bệnh tiểu đường có chữa được không?

Bệnh tiểu đường có chữa được không

Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh tiểu đường type 2 nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy một số người có thể ổn định được bệnh. Thông qua thay đổi chế độ ăn uống và giảm cân, bạn có thể duy trì được lượng đường trong máu bình thường mà không cần dùng thuốc. Hãy cùng Kiềm Thảo Dược tìm hiểu chìa khóa giúp bạn có thể ổn định được bệnh tiểu đường và có thể sống vui, sống khỏe với bệnh ngay tại bài viết sau đây.

1. Lời khuyên để kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả 

1. 1 Nắm được chỉ số đường huyết của bản thân

Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn ít nhất một lần một ngày bằng máy đo đường huyết và ghi lại kết quả đo. Trang bị kiến thức cho bản thân biết chỉ số nào là bình thường, cao và thấp.  Việc ghi chép lại chỉ số đường huyết hàng ngày sẽ giúp bạn có thể phát hiện bất thường và báo lại kịp thời cho bác sĩ chuyên khoa để họ lập kế hoạch điều trị khi mọi thứ đi chệch hướng. 

chỉ số đường huyết

1.2 Chú ý đến khẩu phần ăn 

Ngay cả khi bạn ăn thực phẩm lành mạnh thì bạn vẫn phải chú ý đến khối lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Có một nguyên tắc nhỏ dành cho người bệnh tiểu đường: Hãy lấp đầy nửa đĩa của bạn bằng trái cây và rau quả, nửa còn lại chia thành protein nạc và tinh bột.

1.3 Tăng cường chất xơ cho cơ thể

Đó mà một cách tốt nhất để tăng khối lượng cho bữa ăn của bạn. Và vì cơ thể không tiêu hoá chất xơ nên không làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Để kiểm soát lượng đường tốt hãy đặt mục tiêu ăn ít nhất 25 gram mỗi ngày. Trái cây và rau còn nguyên vỏ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu đều là những nguồn chất xơ tốt cho người bệnh tiểu đường.

Tăng cường chất xơ

1.4 Sử dụng Carbohydrate một cách thông minh

Carbohydrate chuyển hóa thành glucose ngay sau khi bạn ăn chúng. Vì vậy, điều cực kỳ quan trọng là phải kiểm soát chúng. Khi bạn chọn carbs, hãy cung cấp cho cơ thể những thứ tốt như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu. Giảm bớt các loại carbs ít lành mạnh hơn như bánh mì trắng và gạo trắng. 

1.5 Giữ cho cơ thể mát mẻ hạn chế tăng đường huyết

Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn sẽ cảm thấy nóng nhanh hơn những người khác. Hãy mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và che chắn cẩn thận khi ra nắng. Nên sử dụng điều hoà khi nhiệt độ cao và hạn chế ra đường khi khung nhiệt đang ở mức đỉnh điểm. 

1.6 Tăng cường luyện tập thể chất 

Tập luyện thể dục thường xuyên làm cho insulin hoạt động tốt hơn trong cơ thể. Hoạt động tích cực là yếu tố quan trọng để giảm lượng đường trong máu, vì vậy hãy duy trì thói quen luyện tập hàng ngày như: đi dạo, bơi lội, tập yoga, khiêu vũ, hãy tìm điều gì đó bạn thích và biến nó thành một phần công việc phải làm mỗi ngày.

Tăng cường luyện tập thể chất

1.7 Duy trì giấc ngủ ngon 

Ngủ không ngon giấc khiến bạn gắt gỏng và mệt mỏi. Việc giấc ngủ không đầy đủ cũng khiến tăng lượng đường huyết vào hôm sau. Hơn nữa, nó khiến não bạn trở nên mù mờ và hormone của bạn bị rối loạn. Hãy ưu tiên giấc ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ của mình như: Đi ngủ sớm, thư giãn, trang trí không gian ngủ thoải mái và dễ chịu.

1.8 Theo dõi cân nặng thường xuyên

Cân nặng tăng thêm sẽ gây căng thẳng cho cơ thể và làm tăng lượng đường trong máu. Những thay đổi nhỏ mỗi ngày có thể giúp bạn đạt được cân nặng khoẻ mạnh hơn. Hạn chế đồ ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày, tìm cách vận động cơ thể ít nhất 30 phút mỗi ngày. Ngay cả việc giảm từ 1-2 kg cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Theo dõi cân nặng

2. Có liệu pháp tự nhiên nào có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường?

Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng một số biện pháp tự nhiên có thể giúp bạn cân bằng lượng đường trong máu, đặc biệt khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc uống điều trị tiểu đường. 

2.1 Nhân sâm

Nhân sâm – là một trong những loại thuốc thảo dược nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Rễ cây nhân sâm đã được sử dụng hàng ngàn năm trong y học cổ truyền phương Đông để tăng cường năng lượng, giảm căng thẳng và mang lại sự cân bằng toàn diện cho cơ thể. Nhân sâm đã được nghiên cứu như một liệu pháp giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện tuần hoàn, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tuần hoàn não và tăng khả năng chống lại sự căng thẳng.

Nhân sâm cũng được biết là có chứa một số hợp chất chống oxy hoá gọi là ginsenosides, được chứng minh là làm giảm căng thẳng oxy hoá và viêm nhiễm, đây là hai yếu tố chính góp phần vào sự tiến triển của bệnh tiểu đường. 

2.2 Crom

Crom là một khoáng chất vi lượng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate và chất béo, đồng thời giúp các tế bào cơ thể phản ứng thích hợp với insulin. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn ở những người dùng chất bổ sung crom. 

2.3 Magie

Một nghiên cứu cho thấy mức magie thấp có thể làm suy giảm khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh tiểu đường loại 2. Magie là một khoáng chất cần thiết cho hơn 300 phân ứng sinh hoá khác nhau. Nó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cần thiết cho chức năng cơ và thần kinh, nhịp tim, chức năng miễn dịch, huyết áp và mật độ xương. 

Magie có sẵn ở dạng bổ sung và được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm như rau xanh lá, các loại hạt, hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Bổ sung Magie

2.4 Kẽm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm có một số lợi ích cho cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Nó dường như cải thiện việc kiểm soát đường huyết và thúc đẩy chất béo trung tính và cholesterol khoẻ mạnh. Trên thực tế, việc bổ sung kẽm liều thấp dưới 25 miligam dường như có tác động tích cực đến lượng đường máu lúc đói. Tình trạng kháng insulin, chất béo trung tính, cholesterol toàn phần và cholesterol LDL.

2.5 Chất xơ 

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, chất xơ sẽ là người bạn đồng hành của bạn vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu và kiểm soát cân nặng, Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư. Cụ thể, chất xơ có thể giúp:

Kiểm soát lượng đường trong máu của bạn: Vì cơ thể không thể hấp thụ và phân huỷ chất xơ nên nó không gây tăng đột biến lượng đường trong máu như các loại carbohydrate khác có thể làm. Điều này có thể giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức mục tiêu. 

Bảo vệ tim mạch, tuần hoàn: Chất xơ ngăn cơ thể hấp thụ một số chất béo và cholesterol giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 

Duy trì sức khoẻ tiêu hoá: Chất xơ hoạt động giống như một bàn chải, làm sạch đường tiêu hoá. Giúp làm sạch vi khuẩn và các chất tích tụ khác để cải thiện sức khỏe đường ruột và giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Ngoài ra chất xơ còn giúp quản lý cân nặng của người tiểu đường vì chất xơ không thể tiêu hoá được nên nó di chuyển chậm qua dạ dày khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Thực phẩm nhiều chất xơ có chứa ít calo điều này còn hỗ trợ giảm cân rất tốt.  

2.6 Nước kiềm thảo dược

Nước Kiềm Thảo Dược bằng công nghệ hoạt hoá phân tách các phân tử siêu nhỏ trong thảo dược giúp hấp thu vào từng lõi tế bào, kích thích tuyến tụy sản sinh ra insulin. Kiềm Thảo Dược độ PH 14 sẽ giúp đào thải các acid dư thừa và acid béo trong cơ thể người bệnh. Lúc đó tế bào trong cơ thể sẽ sử dụng năng lượng của acid béo tự do giúp tế bào dung nạp glucose. Kiềm thảo dược độ PH 14 sẽ ức chế enzym loại bỏ tạp chất dư thừa giúp tăng sinh năng lượng để giúp người bệnh ổn định đường huyết. 

Trong bài viết trên, Kiềm thảo dược đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không và những liệu pháp tự nhiên giúp bạn ổn định đường huyết, chúng tôi hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để duy trì một lối sống khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *