Dược sĩ Thanh Hà
1. Dị ứng là gì?
Đơn giản mà nói, dị ứng là một phản ứng bất bình thường đối với một hay nhiều chất hoặc các điều kiện môi trường không tác hại gì đến hầu hết những người khác. Vì lý do này các bác sĩ thường xem các cơn dị ứng bộc phát là các phản ứng quá mẫn. Dị ứng thường phát sinh ở một số gia đình cho thấy loại bệnh này có xu hướng di truyền.
Nói chung các cơn dị ứng không tự nảy sinh, chúng thường do tiếp xúc các kháng nguyên hoặc dị ứng nguyên. Các chất này thường là các protein tan trong nước có khả năng thẩm thấu qua các màng nhầy hay lớp da bảo vệ các cơ quan. Các dị ứng nguyên phổ biến bao gồm phấn hoa, cỏ dại, bụi nhà nấm mốc, ở da, các bộ phận hay nọc độc của côn trùng, một vài loại thực phẩm và thuốc men, sơn, nước hoa và hơi dung môi.
2. Cách kiểm tra bạn có bị dị ứng không?
Giờ đây chúng ta có đôi chút khái niệm về dị ứng, vậy bạn làm sao biết được liệu mình có gặp rắc rối vì dị ứng không? Nếu chưa biết chắc, bạn có thể tự mình giải đáp các câu hỏi sau đây, như một kim chỉ nam. Trả lời “có” với bất kỳ câu hỏi nào trong số đó đều cho thấy có thể bạn đã mắc phải dị ứng.
- Bạn có hay bị nổi mày đay không?
- Bạn có thường xuyên bị nổi ban ngoài da gây ngứa ngáy không?
- Bạn có bị sưng phồng da từng vùng không?
- Bạn có bị khổ sở vì chứng đau nửa đầu hay các chứng nhức đầu khác không?
- Bạn có bị chứng mệt nhọc kinh niên mà giấc ngủ không giúp bạn giảm bớt không?
- Bạn có hay bị đỏ mắt, ngứa mắt, hoặc chảy nước mắt không?
- Bạn có thường bị quầng đen hay sưng phồng quanh mi mắt không?
- Hai tai bạn có thường xuyên bị ù hay nổ lốp bốp không?
- Bạn có thường xuyên bị cảm lạnh không?
- Bạn có thường xuyên bị xung huyết niêm mạc mũi không?
- Bạn có bị chảy mũi không ngớt bên trong cuống họng hay không?
- Bạn có thường xuyên bị tắc mũi hay sổ mũi không?
- Bạn có hay chảy máu cam không?
- Về đêm bạn có hay ngáy nặng nhọc hoặc bị các rối loạn hô hấp khác không?
- Bạn có thấy vị giác hay khứu giác của mình thường kém nhạy bén đi không?
- Bạn có thường xuyên bị hắt hơi không?
3. Những bệnh lý liên quan đến vấn đề dị ứng trong cơ thể
- Mày đay: Là một phản ứng dị ứng với những nốt tròn trên da, nổi cộm lên, kích thước có thể lớn nhỏ và gây ngứa dữ dội. Có thể kéo dài nhiều giờ và nhiều ngày
- Xoang: Là các hốc chứa khí trong xương như xoang trán, xoang mũi, xoang hàm.
- Candida: Là một loại nấm sống trong âm đạo và đường tiêu hoá. Dưới điều kiện thuận lợi có thể gây bệnh.
- Vảy nến: Là một bệnh da liễu có những mảng vảy ngứa đỏ, ngứa ở khửu, đầu gối, cẳng tay, da đầu…vv.v.v.. vảy sẽ bong da theo từng mảng
- Thiên đầu thống( đau đầu Migraine): Là những chứng đau nửa đầu, có thể đau dữ dội. Có thể có triệu chứng báo trước như nảy đom đóm, mắt bị mờ đi
- Sốc: Là tình trạng trụy tuần hoàn, huyết áp tụt, mạch yếu, da xanh, lạnh, toát mồ hôi, giảm tiết nước tiểu, cung cấp máu cho các mô không đủ.
Và rất nhiều bệnh lý khác nhau…v…..v……như là lympho bào, dưỡng bào, bào tương, kháng thể, bạch cầu ái toan.
4. Các nguyên nhân gây dị ứng trong cơ thể
Bệnh dị ứng rất phổ biến. Gen và môi trường đóng vai trò quan trọng. Nếu cả cha và mẹ của bạn bị dị ứng, bạn cũng sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh dị ứng.
Hệ thống miễn dịch thường bảo vệ cơ thể chống lại các chất có hại, chẳng hạn như vi khuẩn và vi-rút. Hệ thống miễn dịch cũng phản ứng với chất bên ngoài được gọi là chất gây dị ứng – thường vô hại và không gây vấn đề ở hầu hết mọi người.
Đối với người bị dị ứng môi trường, các phản ứng miễn dịch sẽ trở nên hoạt động quá mức. Khi nhận ra một chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ khởi động một phản ứng mạnh hơn so với bình thường. Các hóa chất (như histamin) được tạo ra và gây các triệu chứng dị ứng.
Nguyên nhân gây các loại dị ứng thường bao gồm:
- Thuốc
- Bụi
- Thực phẩm
- Nọc độc của côn trùng
- Nấm mốc
- Lông của thú cưng và các động vật khác
- Phấn hoa.
Một số người có phản ứng giống như dị ứng khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, ánh sáng mặt trời, hoặc các yếu tố môi trường khác. Đôi khi, ma sát (cọ xát hoặc mơn trớn da) sẽ gây ra các triệu chứng dị ứng. Dị ứng có thể gây ra một số rối loạn y khoa, chẳng hạn như bệnh về xoang, chàm và bệnh suyễn, làm các triệu chứng của những bệnh này trở nên tồi tệ hơn.
5. Tác dụng của Kiềm Thảo Dược lên người bệnh dị ứng
Kiềm thảo dược tác dụng lên cơ thể người bệnh dị ứng qua các cơ chế:
Đào thải độc tố yếu tố kích thích gây dị ứng —> tăng đề kháng tự nhiên của cơ thể —> Cân bằng lại cơ thể
Đây là quá trình thẩm thấu bằng cơ chế hoạt hoá phân tử giúp hấp thu nhanh và chuyển hoá Kiềm Thảo Dược vào trong cơ thể. Giúp đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó cơ thể cũng được hấp thu các dược chất một cách tốt hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra điểm khác biệt của Kiềm Thảo Dược sẽ bao gồm nhiều loại thảo dược quý như:
- Sài đất: Sài đất có chứa rất nhiều hoạt chất có dược tính mạnh như Flavonoid, Carotenoid, Saponin… Đây đều là những hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm nhanh các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy ở trên da. Không chỉ vậy, Chlorophyll – chất diệp lục cô đặc có trong cây sài đất còn giúp thúc đẩy quá trình phục hồi và chữa lành sự thương tổn ở trên da. Từ đó sẽ ngăn ngừa nguy cơ thâm sẹo hiệu quả.
- Bồ công anh: Giúp giải độc gan, thanh nhiệt. Chức năng của gan nếu không được hoạt động tốt, bao gồm cả việc lọc và thanh thải các độc tố. Các chất có hại được tích tụ nhiều trong cơ thể, lâu dần biểu hiện thành các dấu hiệu bất thường trên lâm sàng như các sẩn ngứa trên da. Vì vậy khi sử dụng thảo mộc bồ công anh sẽ giúp đào thải độc tố trong gan hạn chế tình trạng phát ban, mẩn ngứa.
- Giảo cổ lam: Có chứa 2 hoạt chất là flavonoid và saponin. Đây là hai hoạt chất có tác dụng đặc biệt kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình miễn dịch. Hạn chế nguyên nhân gây nên mày đay mẩn ngứa ở người.
- Nhân sâm: Chống oxy hoá, giảm viêm, bồi bổ cơ thể bởi các hoạt chất quý như Polysacarit Polysacarit, Ginsenosides, và hơn 30 loại saponin.
Cùng rất nhiều loại thảo dược quý khác nhau có trong 500ml Kiềm Thảo Dược.