Dược sĩ Thanh Hà
1. Tổng quan về bệnh viêm tụy
Viêm tụy là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng viêm ở tuyến tụy. Tụy tạng là một tuyến phẳng dài nằm ẩn phía sau dạ dày ở vùng bụng trên.
Tụy phóng thích các men tiêu hóa vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn và tiết ra hormone insulin và glucagon để điều chỉnh đường huyết (glucose). Có hai loại viêm tụy: cấp tính và mãn tính.
- Viêm tụy cấp là gì? Đây là tình trạng viêm đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn. Độ nghiêm trọng của bệnh thay đổi từ mức gây khó chịu nhẹ cho đến gây nguy hiểm đến tính mạng. Hầu hết những người bị viêm tụy cấp tính đều hồi phục hoàn toàn sau khi được điều trị đúng cách. Trong trường hợp bệnh nặng, viêm tụy cấp tính có thể dẫn đến xuất huyết tụy, tổn thương mô nghiêm trọng, nhiễm trùng và hình thành nang giả tụy. Viêm tụy nặng cũng có thể gây tổn hại cho cơ quan quan trọng khác như tim, phổi, thận;
- Viêm tụy mạn tính là viêm tụy lâu dài và thường xảy ra sau một đợt viêm tụy cấp tính: Uống rượu nhiều cũng là một nguyên nhân chính gây bệnh. Thiệt hại đến tuyến tụy từ việc sử dụng nhiều rượu có thể không gây ra triệu chứng trong nhiều năm nhưng sau đó đột nhiên phát triển các triệu chứng viêm tụy nặng.
1.1 Nguyên nhân gây viêm tuỵ cấp
Có nhiều nguyênNguyên nhân gây viêm tuỵ cấp nhân gây viêm tuỵ cấp:
- Nguyên nhân chủ yếu chiếm tới 60%-80% các trường hợp viêm tụy cấp là nhóm giun- sỏi đường mật- tuỵ và rượu
- Các nguyên nhân khác:
- Do chấn thương bụng
- Sau mổ: Các phẫu thuật vùng bụng, gây chấn thương, tổn thương tuỵ
- Do biến chứng ERCP( nội soi mật tuỵ ngược dòng)
- Do thuốc và độc tố: Azathioprine, cimetidine
- Do nhiễm trùng: Virus, vi khuẩn.
- Do dị dạng đường mật, bất thường bẩm sinh tuỵ
- Do bệnh lý chuyển hóa: tăng lipid máu, tăng hoạt phó giáp
- Không rõ nguyên nhân.
1.2 Các triệu chứng lâm sàng
Xét về các triệu chứng cơ năng như sau:
- Đau bụng: Là triệu chứng đầu tiên và là lý do để người bệnh đi khám, thường xuất hiện một cách đột ngột ở vùng thượng vị, có khi lan ra hạ sườn phải, hạ sườn trái hoặc ra sau lưng.
- Nếu viêm tuỵ cấp do sỏi mật, ngoài đau ở vùng thượng vị còn đau ở hạ sườn phải, xiên ra sau lưng, lan lên vai phải, có thể kèm theo sốt cao rét run.
- Nếu viêm tuỵ cấp do giun chui ống mật, cơn đau thường dữ dội, bệnh nhân thường nằm ở tư thế phủ phục chổng mông hoặc gác chân lên tường, đầu dốc xuống thấp.
- Nếu viêm tuỵ cấp do rượu, bệnh thường khởi phát sau khi uống bia, rượu hay sau bữa ăn.
- Nôn: Đa số bệnh nhân có nôn hoặc buồn nôn lúc đầu nôn ra thức ăn sau đó nôn ra dịch dạ dày, có khi lẫn cả dịch mật vàng đắng.
- Bí trung tiện: Bệnh nhân không đánh hơi, không đi ngoài, bụng trướng và đầy tức khó chịu.
- Triệu chứng toàn thân: Có thể có sốt, vàng da, bụng trướng.
1.3 Các biến chứng của viêm tuỵ cấp
Hay gặp ở viêm tụy cấp thể nặng, càng nhiều biến chứng trên nhiều cơ quan, tổ chức thì tình trạng càng nặng tỉ lệ tử vong càng cao.
- Truỵ tim mạch: Do mất một lượng lớn huyết tương thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn vào vùng gian bào, xung quanh tuỵ, sau phúc mạc đây là hậu quả của tổn thương nội mạc thành mạch.
- Suy giảm hô hấp: Đau và tình trạng nằm lâu gây ứ đọng đờm dãi, xẹp phổi, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, tình trạng phù tổ chức kẽ ở phổi do tổn thương mao mạch phổi. Hậu quả sẽ dẫn tới suy giảm chức năng hô hấp.
- Suy giảm chức năng thận: Hậu quả của giảm khối lượng tuần hoàn và tình trạng co mạch, đưa tới rối loạn chức năng ở ống thận, gây giảm lượng nước tiểu.
- Biến chứng ở dạ dày ruột: Trong những ngày đầu, dạ dày ruột thường giãn trướng do liệt nhu động cơ năng, gây nôn và bí trung đại tiện, nặng hơn là loét dạ dày tá tràng, chảy máu tiêu hoá.
- Biến chứng thần kinh
- Đông máu rải rác trong lòng mạch: Do tăng đông máu và hoạt hoá cơ chế tiêu sợi huyết.
- Biến chứng trong ổ bụng: Ổ dịch khu trú, ổ hoại tử tuỵ, áp xe tụy, nang giả tụy cấp tính.
2. Tổng quan về viêm tụy mãn
2.1 Nguyên nhân gây viêm tụy mãn
- Rượu: Những bệnh nhân viêm tụy mãn có tuổi trung bình là 40, thời gian uống rượu trên 10 năm
- Nguyên nhân do cường cận giáp: các thể lành tính hay ác tính đều có thể gây ra viêm tuỵ mãn.
- Nguyên nhân do di truyền: Thường gặp ở lứa tuổi dưới 15
- Nguyên nhân các bệnh đường mật:
- Nguyên nhân do sỏi tuỵ:
- Nguyên nhân do viêm tuỵ cấp
2.2 Các triệu chứng lâm sàng của viêm tụy mãn
- Đau: Đau bụng là triệu chứng lâm sàng chủ yếu trong viêm tụy mãn. Cơn đau xuất hiện vùng trên rốn, đau lan ra sau lưng có thể đau kéo dài, đau dai dẳng, khó điều trị, đau thành từng đợt cường độ có thể thay đổi có khi đau đi đau lại nhiều lần, cơn đau thường là cơn đau quặn, đau dữ dội.
- Sụt cân: Thường sụt cân ở giai đoạn đầu, sụt cân do rối loạn tiêu hoá, ăn kém và chán ăn. Phần lớn những bệnh nhân viêm tụy mãn có thể trạng gầy do họ bị rối loạn hấp thu.
- Chán ăn, ăn kém, rối loạn tiêu hoá: Tiêu chảy kéo dài gây nên hội chứng kém hấp thu. Ngoài ra những dấu hiệu chướng bụng ăn không tiêu do thiếu nội tiết cũng ảnh hưởng tới bữa ăn của người bệnh khiến họ ăn kém dẫn đến tình trạng suy kiệt.
- Vàng da: Vàng da từng đợt hay tăng dần có thể do tắc mật, hẹp đoạn cuối ống mật chủ, vàng da thường đi kèm theo đợt đau cũng có thể vàng da chỉ thoáng qua.
3. Tác dụng của kiềm thảo dược trong hỗ trợ điều trị viêm tụy
Kiềm tác dụng lên cơ thể người bệnh viêm tuỵ qua 4 cơ chế:
- Hấp thụ: Kiềm thảo dược có độ PH cao lên đến 13, làm ảnh hưởng đến khả năng tập hợp các phân tử nước, làm giảm kích thước cụm nước do đó tăng khả năng xâm nhập vào từng ti thể tế bào. Vì thế kiềm có khả năng thẩm thấu cao và hấp thụ tối đa dưỡng chất vào trong cơ thể
- Chuyển hoá: Các ion Kiềm Na, K như chiếc chìa khoá để mở cổng giúp trao đổi chất giữa tế bào và môi trường, giúp dẫn truyền thần kinh. Sự vận chuyển của các ion Na, K giúp duy trì điện thế: điện thế dương bên ngoài tế bào, điện thế âm bên trong tế bào, Điện thế này là cơ sở cần cho các sợi cơ và tế bào thần kinh trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh và các tín hiệu của cơ.
- Đào thải: Là quá trình loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Là một quá trình thiết yếu cho mọi sinh vật sống và một trong những cơ chế chính để cơ thể con người cân bằng nội môi. Chất thải bao gồm các sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất – và các vật liệu không hữu ích khác( chẳng hạn như tế bào đã hỏng, suy giảm chức năng).
- Tái tạo: Các hoạt chất như flavonoid có tác dụng làm lành tổn thương, bảo vệ tế bào cơ thể khỏi quá trình bị oxy hoá. Glycoside có cơ chế điều phối tế bào, thúc đẩy quá trình sửa chữa DNA, hoặc gây ra chu trình chết theo tế bào tránh sự sống sót của các tế bào bị tổn thương DNA hoặc các tế bào mang gen đột biến. Phenolic tác dụng chữa lành vết thương, có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, cũng như kích thích các hoạt động tạo mạch cần thiết cho hình thành mô hạt và tái tạo biểu mô vết thương.