Nguyên nhân đau thắt lưng ở nữ giới, không nên chủ quan

đau thắt lưng ở nữ giới

Triệu chứng đau thắt lưng ở phụ nữ đến từ nhiều yếu tố khác nhau, ngoài những nguyên nhân thường gặp ra cũng có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng Kiềm Thảo Dược tìm hiểu các nguyên nhân gây đau thắt lưng ở phụ nữ để có thể có những biện pháp xử lý kịp thời các bạn nhé.

1. Các nguyên nhân gây đau thắt lưng ở nữ giới

1.1 Thoát vị/ thoái hoá đĩa đệm

Phần lớn, nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ khởi phát là do đĩa đệm bị thoát vị hoặc thoái hoá. 

Nguyên nhân chủ yếu thường do hoạt động, lao động, mang vác vật nặng sai cách khiến chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm. Một vài nguyên nhân đau thắt lưng ở nữ giới như bị chấn thương, tác động lực mạnh cũng làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm. 

Ngoài ra việc thoái hoá tự nhiên là điều không tránh khỏi, tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài bị xơ hoá, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, cho nên tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. 

Khi bao xơ bên ngoài bị rách, chất nhầy của đĩa đệm sẽ thoát ra ngoài bao xơ, chèn vào các dây thần kinh cột sống, từ đó gây ra các cơn đau nhức vùng lưng, rồi lan xuống dọc phần mông, đùi và chân. 

Thoát vị/ thoái hoá đĩa đệm

1.2 Thoái hoá cột sống thắt lưng

Thoái hoá cột sống thắt lưng cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng ở phụ nữ lớn tuổi. Quá trình lão hoá tự nhiên là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh đau thắt lưng ở nữ giới.

 Lý do vì tuổi tác càng cao cấu trúc cột sống càng suy yếu với các biểu hiện như đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách vỡ, dây chằng bị xơ hoá hoặc các mô sụn bị hao mòn. 

Triệu chứng của bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng thường bắt đầu từ việc xuất hiện cơn đau âm ỉ, kéo dài trong nhiều tuần. Cơn đau có thể tăng lên khi người bệnh vận động, thực hiện tư thế cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật. Khi tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, các cơn đau ở lưng có thể lan xuống chân, gây tê liệt và mất thăng bằng khi di chuyển. Thoái hoá cột sống thắt lưng gây mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột kèm theo cơn đau thắt cơ bắp. 

Thoái hoá cột sống thắt lưng

1.3 Loãng xương

Loãng xương là bệnh lý thường gặp gây đau thắt lưng ở nữ giới bên trái ở độ tuổi mãn kinh. Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới do cấu tạo xương mỏng và nhỏ hơn. Ngoài ra, mãn kinh cũng là nguyên nhân khiến tình trạng loãng xương ở phụ nữ cao hơn do sự suy giảm hormone estrogen, một quá trình tất yếu của thời kỳ mãn kinh là nguyên nhân gây ra loãng xương ở phụ nữ giai đoạn này. 

Ngoài chức năng sinh sản, estrogen còn đóng vai trò như một chất bảo vệ tự nhiên và duy trì sức khỏe xương.

Sự thiếu hụt hormone này ở phụ nữ mãn kinh dẫn đến giảm mật độ xương, mất xương gây ra tình trạng loãng xương. Phụ nữ có thể giảm tới 20% mật độ xương khi sau mãn kinh từ 5-7 năm. Tốc độ mất xương càng nhanh, khả năng bị loãng xương càng cao. 

Các triệu chứng phổ biến của loãng xương là: Đau lưng, giảm chiều cao, gù vẹo cột sống( còng lưng), gãy xương sau một chấn thương rất nhẹ. Một điều đáng lưu ý là loãng xương thường không có triệu chứng rõ ràng, thường chỉ khi có triệu chứng thì loãng xương đã ở mức độ nặng. 

dau that lung ở nu gioi do loãng xương

1.4  Đau thần kinh tọa

Đau thắt lưng ở nữ giới có thể là dấu hiệu điển hình của đau dây thần kinh tọa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh toạ nhưng nguyên nhân chủ yếu bao gồm: Do thoát vị đĩa đệm, thoái hoá đĩa đệm, trượt cột sống, thoái hoá khớp và có thể do chấn thương cột sống thắt lưng hoặc dây thần kinh tọa.

Triệu chứng điển hình hay gặp bao gồm: Đau nhói vùng lưng dưới, cơn đau xuất hiện ở chân trở lên tồi tệ hơn khi ngồi, nóng rát hoặc ngứa ran ở chân, yếu tê hoặc khó di chuyển chân hoặc bàn chân. Cơn đau khiến cơ thể khó đứng dậy. Cơn đau dây thần kinh tọa trở nên tồi tệ hơn khi ngồi, đứng trong thời gian dài, thực hiện động tác vặn phần thân trên hoặc chuyển động cơ thể đột ngột như ho, hắt hơi…

Đau thần kinh tọa

1.5 Căng cơ

Tình trạng đau thắt lưng ở nữ giới do căng cơ thường xảy ra đột ngột ở vùng lưng dưới khi bê vác vật nặng, hoạt động sai tư thế (lao động chân tay kéo dài, đi guốc cao gót…) hoặc vặn mình quá mức. Nếu liên tục thực hiện các chuyển động làm căng cơ thì có thể gây ra co thắt lưng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. 

Triệu chứng của căng cơ bao gồm vùng cơ tổn thương bị bầm tím, sưng tấy hay đỏ. Đau cơ ngay cả khi nghỉ ngơi, không vận động. Đau nhói khi vận động các cơ tổn thương hoặc khớp liên quan tới cơ đó. Hạn chế tầm vận động tại khu vực cơ bắp đang bị căng cứng.

Căng cơ

1.6 Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm các triệu chứng xảy ra vào khoảng thời gian nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Hậu quả gây ra nhiều khó chịu về mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Triệu chứng đau thắt lưng ở nữ giới gồm có đau thắt lưng dữ dội, đi kèm cảm giác đau ngực, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, thay đổi cảm xúc đột ngột…

Hội chứng tiền kinh nguyệt

1.7 Đau lưng do mãn kinh

Đau thắt lưng ở nữ giới mãn kinh do nhiều tính chất khác biệt. Theo thống kê, đa số chị em bị đau lưng do 3 nguyên nhân chính: Do loãng xương sinh lý, do sự chai cứng của hệ thống dây chằng cơ quanh cột sống, do thoái hoá của khối đĩa đệm chêm giữa hai đốt sống…

Estrogen suy giảm theo thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố mãn tính và phụ nữ sau mãn kinh đều thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, thoái hoá khớp, hạn chế khả năng bôi trơn các mô khớp. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn ở phụ nữ sau mãn kinh. Nồng độ estrogen thấp hơn dẫn đến mất mật độ xương theo thời gian

1.8 Đau lưng ở nữ giới do bệnh phụ khoa

Nguyên nhân gây đau thắt lưng ở nữ giới cũng có thể do viêm nhiễm phụ khoa. Bởi vì vi khuẩn, nấm gây viêm phụ khoa có thể di chuyển vào sâu bên trong, tấn công và làm tổn thương đến vùng cơ xương khớp, hệ thần kinh quanh vùng xương chậu gây ra triệu chứng đau vùng thắt lưng. Ngoài ra đau lưng quanh vùng xương chậu còn là triệu chứng điển hình của lạc nội mạc tử cung, đây là một bệnh lý phụ khoa nguy hiểm phụ nữ cần phải đi thăm khám sớm. 

Chị em phụ nữ cần phân biệt giữa triệu chứng đau thắt lưng ở nữ giới do cơ xương khớp và viêm nhiễm phụ khoa. Đau cơ xương khớp thường kèm theo triệu chứng tê bì chân tay, đau vùng cột sống còn đau lưng cho viêm phụ khoa chủ yếu sẽ đau vùng thắt lưng và xương chậu kèm theo triệu chứng ra khí hư, đau bụng, kinh nguyệt bị rối loạn.

Đau lưng ở nữ giới do bệnh phụ khoa

1.9 Đau lưng ở nữ giới do bệnh lý suy thận

Thận là một bộ phận quan trọng, có chức năng lọc sạch nước, axit và chất thải từ máu, vì vậy chúng dễ bị nhiễm trùng và tổn thương hơn so với các cơ quan khác. Thận tạo ra nước tiểu để cơ thể đào thải ra ngoài, nếu chức năng thận không tốt, thận không thể duy trì được sự cân bằng muối, khoáng chất và canxi, nước trong máu. 

Vị trí đau của thận thường nằm ngay dưới lồng xương sườn ở hai bên cột sống. Thông thường, đau thắt lưng ở nữ giới sẽ cảm thấy có thể là đau thận ở bên trái hoặc bên phải lưng dưới xương sườn, cơn đau có thể sẽ lan đến vùng bụng hoặc vùng háng. Người mắc bệnh thận thường chỉ cảm thấy đau nhức âm ủi ở một hoặc hai bên lưng, co rút và căng cứng cơ. Vì vậy nếu xuất hiện các triệu chứng trên người bệnh nên đi thăm khám để xử lý kịp thời. 

1.10 Đau thắt lưng ở nữ giới mang thai 

Đau thắt lưng ở nữ giới đang mang thai có thể do nhiều nguyên nhân, căng cơ lưng cũng là một trong những nguyên nhân chính. 

Khi thai nhi càng lớn dần, tử cung của người phụ nữ càng trở nên nặng hơn. Bởi vì phần trọng lượng tăng lên tập trung ở phía trước bụng, nên đa số các bà bầu theo phản xạ tự nhiên sẽ có xu hướng uốn cong người về phía trước. Để giữ thăng bằng, phụ nữ mang thai buộc phải thay đổi tư thế bằng cách nghiêng mình ngược về phía sau. Điều này khiến cho cơ lưng hoạt động nặng hơn, dẫn đến bị căng cơ lưng. Hậu quả gây ra tình trạng nhức mỏi, co cứng. Đau lưng thường xảy ra nhất ở những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi đã bắt đầu trở nên rất to. 

Đau thắt lưng ở nữ giới mang thai 

  • Phụ nữ tuổi nào dễ bị đau lưng? 

Bất kỳ người phụ nữ nào trong độ tuổi trung niên và cao tuổi đều có thể bi đau lưng. Nhưng thời gian gần đây, bệnh đau thắt lưng ở nữ giới trẻ tuổi ngày càng xuất hiện nhiều hơn. 

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đau lưng gồm có: phụ nữ mang thai, nhân viên văn phòng phải ngồi liên tục nhiều giờ trong ngày ít vận động, người lao động chân tay, hay phải mang vác vật nặng, người béo phì, phụ nữ bị bệnh lý phụ khoa, bệnh xương khớp hoặc phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót…

  • Phụ nữ nên làm gì để phòng đau lưng?

Đau thắt lưng ở nữ giới do bất kỳ nguyên nhân gì cũng đều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của phái yếu, đặc biệt đau lưng có thể gây ra nhiều hậu quả xấu, biến chứng nguy hiểm nếu như để trình trạng bệnh kéo dài. 

Đau thắt lưng ở nữ giới khá đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy nếu tình trạng đau lưng kéo dài chị em nên đi thăm khám một cách đầy đủ để phát hiện và điều trị sớm tình trạng bệnh. 

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, phụ nữ nên có chế độ sinh hoạt hàng ngày hợp lý (không ngồi quá lâu một tư thế, nên vận động cơ thể giữa giờ làm việc, nên ngồi làm việc đúng tư thế tốt cho cột sống)

Phụ nữ ngoài 40 tuổi nên kiểm tra canxi máu định kỳ để phát hiện sớm hiện tượng thiếu canxi, nếu có nên bổ sung sớm tránh trường hợp thiếu canxi thời gian dài ảnh hưởng đến chức năng hồi phục cơ xương khớp gây đau nhức và thoái hoá xương khớp

Tập luyện thể dục thường xuyên

Phụ nữ nên lưu ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày, đảm bảo đủ lượng canxi cơ thể cần qua thực phẩm như pho mai, sữa, ngoài ra còn có tôm, cua, tép hoặc thực vật giàu canxi như cải xoăn, đậu phụ,… Phụ nữ nên vận động cơ thể hằng ngày một cách nhẹ nhàng như tập thể dục buổi sáng,đi bộ, chạy bộ hoặc các bài thể dục kết hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *