Chất Kiềm là gì?
Trong hóa học, chất kiềm là một muối hoặc bazơ của một nguyên tố kim loại kiềm hoặc kim loại kiềm thổ. Một chất kiềm cũng có thể được định nghĩa là một bazơ hòa tan trong nước có độ pH lớn hơn 7
Có những loại chất kiềm nào?
Về cơ bản chất kiềm được định nghĩa là một bazơ có độ pH lớn hơn 7 nên sẽ có nhiều loại chất kiềm khác nhau.Tuy nhiên chúng ta có thể tạm chia thành 2 loại là Nước Kiềm (có sẵn trong tự nhiên, điện phân nước hoặc điều chế từ thảo dược) và Kim loại Kiềm (là bazơ mạnh hay còn gọi là chất ăn da). Ngoài 2 loại trên thì còn có Kim loại kiềm thổ (thuộc tính tự nhiên trung gian giữa các chất kiềm ôxít của các kim loại kiềm và các loại đất hiếm) và một số loại thực phẩm rau củ quả cũng có chứa tính kiềm tuy nhiên chúng ta sẽ kể ra trong một bài viết khác nhé.
Follow Zalo OA của Kiềm Saphia để theo dõi các bài viết hữu ích khác
Kim loại kiềm là gì và ứng dụng của kim loại kiềm
Các kim loại kiềm là một dãy các nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn các nguyên tố, ngoại trừ hiđrô. Đó là liti, natri, kali, rubiđi, xêsi và franxi.
Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp (do kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng, ngoài ra trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu).
Một số ứng dụng của kim loại kiềm
Kim loại kiềm được sử dụng trong sản xuất xà phòng, chế tạo hợp kim có nhiệt độ ngoài cùng thấp, các hợp kim siêu nhẹ được ứng dụng trong ngành hàng không hay các tế bào quang điện, làm khô khí và là thuốc thử rất thông dụng trong phòng thí nghiệm
Nước kiềm là gì có các loại nước kiềm nào
Nói theo cách dễ hiểu nhất thì nước kiềm là nước có tính kiềm(tức có độ pH lớn hơn 7). Trong nước kiềm thường chứa một số khoáng chất như (Bicarbonate, Canxi, Natri, Kali,…). Hiện nay có 3 loại nước kiềm phổ biến nhất được mọi người biết đến là Kiềm Ion, Nước Khoáng Kiềm Tự Nhiên và Kiềm Thảo Dược. Dưới đây là thông tin 3 loại nước kiềm phổ biến.
1. Kiềm Ion
Kiềm Ion được hình thành bằng cách sử dụng dòng điện để tách các phân tử Kiềm và Axit ở trong nước bằng hai điện cực để tạo ra nước Kiềm Ion.Độ ph của nước Kiềm Ion thường đạt khoảng 7.5-8.5 tuy nhiên loại kiềm này thường không bền.Theo thử nghiệm thực tế nước kiềm ion để ngoài môi trường sẽ mất tính kiềm sau 2 giờ (độ pH xuống mức 7)
2. Nước khoáng kiềm tự nhiên
Nước khoáng kiềm thiên nhiên được tạo ra nhờ quá trình nước thẩm thấu qua các tầng địa chất, tích tụ các khoáng chất kiềm tự nhiên (Bicarbonate, Canxi, Natri, Kali,…), từ đó tạo nên tính kiềm cho nước. Độ pH của nước kiềm thấp chỉ đạt mức 8
3. Kiềm thảo dược
Là Kiềm đi từ thảo dược 100%, trải qua công nghệ hoạt hóa, tạo thành dưới dạng hợp chất tự
nhiên có tính Kiềm cao có độ pH đạt 13 +- 1 và rất giàu hợp chất thiên nhiên, kháng sinh thực vật, vi khoáng, vi lượng, vitamin
Nước kiềm có tác dụng gì?
Theo các nghiên cứu khoa học thì nước kiềm có khả năng trung hòa axit trong dạ dày làm cho nó trở thành một lựa chọn tốt để điều trị rối loạn đường tiêu hóa, như tăng tiết dạ dày, tiêu chảy, làm sạch ruột và giải độc, tăng cường sự phát triển của men vi sinh tốt hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.
Hiện nay các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm Kiềm Thảo Dược, được triết xuất hoàn toàn từ cây thảo dược với độ pH tuyệt đối đầu tiên và duy nhất trên thế giới (Lớn hơn độ pH của kiềm ion hay nước khoáng kiềm khoảng 8-10 triệu lần).Để tìm hiều về sự khác biệt của Kiềm Thảo Dược so với các loại nước kiềm khác trên thị trường các bạn hãy đọc bài viết này nhé “Kiềm Thảo Dược Là Gì? Đâu Là Sự Khác Biệt Với Các Loại Kiềm Khác”
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.Mong rằng với những chia sẻ qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về chất kiềm và các loại nước kiềm.Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.