Đau lưng là bệnh lý thường gặp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy là bệnh lý phổ biến nhưng vị trí đau lưng khác nhau cũng tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Bài viết dưới đây Kiềm Thảo Dược sẽ tổng hợp các vị trí đau lưng nguy hiểm, nguyên nhân và cách điều trị.
1. Các vị trí đau lưng nguy hiểm thường gặp
1.1 Đau lưng vùng thắt lưng thường gặp
Đau lưng vùng thắt lưng có thể do chấn thương cơ hoặc gân ở lưng. Cơn đau thường dao động từ nhẹ đến nặng. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể gây khó khăn hoặc không thể đi lại, ngủ, làm việc hoặc thực hiện các hoạt động hằng ngày. Thông thường cơn đau lưng sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi dùng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu có thể giảm đau và hỗ trợ quá trình chữa lành nhưng một số chấn thương và tình trạng ở lưng cần phải được phẫu thuật.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, đau lưng vùng thắt lưng còn cảnh báo các bệnh lý như: thoái hoá đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm dây thần kinh cột sống hoặc có thể xuất hiện các khối u…
1.2 Đau lưng trên từ cổ đến phần dưới lồng ngực xương sườn
Đau lưng trên xảy ra ở bất kì vị trí nào từ cổ đến phần dưới lồng ngực xương sườn. Phần lưng trên cũng có các đĩa đệm ngăn cách từng đốt sống. Những đĩa này giúp hỗ trợ khi chúng ta di chuyển. Ngoài ra vùng lưng trên còn có nhiều cơ và dây chằng ở lưng trên giữ cột sống lại với nhau.
Đau lưng trên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chính thường là do chấn thương ở xương, đĩa đệm, cơ và dây chằng ở lưng trên của bạn. Triệu chứng của đau lưng trên gồm có: Cảm giác đau rát hoặc đau nhói, căng cơ hoặc cứng khớp, cơn đau lan dọc theo dây thần kinh, ngứa ran, tê tay.
Tuy nhiên, nếu đau lưng kéo dài đôi khi có thể liên quan đến một số bệnh lý như: Viêm xương khớp, Viêm đau dây thần kinh, thoát vị đĩa đệm, nhiễm trùng cột sống, ung thư phổi….
1.3 Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng
Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng là cơn đau giữa mép dưới của xương sườn và hậu môn. Nó có thể kéo dài trong một thời gian ngắn (cấp tính) hoặc lâu dài (mãn tính). Đau lưng dưới là một vị trí khá thường gặp ở mọi đối tượng. Đau lưng dưới khiến bạn khó di chuyển và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tinh thần. Cũng làm bạn hạn chế trong nhiều hoạt động công việc cũng như cuộc sống. Đau lưng dưới có thể là cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói, cơn đau có thể đau lan sang các vùng khác trên cơ thể, đặc biệt là ở chân.
Trong hầu hết các trường hợp đau lưng dưới cấp tính, các triệu chứng sẽ tự biến mất và hầu hết mọi người sẽ hồi phục tốt. Tuy nhiên đối với một số trường hợp, các triệu chứng sẽ tiếp tục và chuyển thành đau mãn tính.
Ngoài ra, các cơn đau lưng dưới hay đau thắt lưng còn cho biết cơ thể bạn đang gặp phải một số vấn đề sức khoẻ khác nhau: Đau thần kinh tọa, cột sống cong bất thường, chấn thương đĩa đệm, hẹp ống ống, u nang buồng trứng, viêm cột sống dính khớp, đau cơ xơ hoá…
1.4 Đau lưng bên phải cánh báo nhiều bệnh lý
Đau lưng dưới bên phải có thể cảm thấy nhẹ như đau âm ỉ, vừa phải như bị đè nặng hoặc dữ dội như bị đâm xuyên. Cơn đau có thể đến rồi đi hoặc kéo dài lâu. Cơn đau có thể lan từ nơi này sang nơi khác trên cơ thể. VD các dây thần kinh là một phần của thận được kết nối với các dây thần kinh gắn liền với dây chằng và các mô ở lưng. Vì vậy, nếu thận bị tổn thương bạn cũng có thể cảm thấy đau ở lưng, bao gồm cả phần dưới bên phải của lưng.
Đau lưng bên phải thường do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân có thể kể đến như: Căng cơ, dây chằng tròn, bong gân dây chằng. Tuy nhiên cũng một số nguyên nhân có thể kể đến tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Viêm cột sống dính khớp, thoái hoá cột sống, thoái hoá đĩa đệm, bệnh lý rễ thần kinh, viêm ruột thừa, viêm túi mật, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, khối u…
1.5 Đau lưng bên trái coi chừng chức năng thận
Đau lưng bên trái nguyên nhân có thể đến từ bị căng cơ, do vận động sai tư thế, viêm khớp. Nhưng nếu đau vùng lưng bên trái âm ỉ kéo dài kèm theo các dấu hiệu tiểu nhiều, tiểu rắt, nước tiểu có máu thì hãy cẩn thận vì đây có thể là triệu chứng của bệnh thận. Đau lưng dưới bên trái do sỏi thận có thể được cảm nhận khi sỏi di chuyển bên trong thận trái hoặc di chuyển qua niệu quản, ống nối mỏng nối thận với bàng quang. Ngoài bệnh thận, đau lưng bên trái còn có thể do một vài bệnh lý: rối loạn phụ khoa, viêm loét đại tràng, viêm tuỵ…
1.6 Đau toàn bộ lưng
Đau toàn bộ lưng là tình trạng âm ỉ xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên toàn vùng lưng, có thể xuất hiện ở thắt lưng gần eo, cũng có thể ở lưng trên hoặc lưng dưới. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột nhưng cũng có thể kéo dài âm ỉ rồi lan tỏa sang vị trí khác lân cận bởi sự liên kết của hệ thống dây thần kinh. Đau toàn bộ lưng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng đau mãn tính, gây khó khăn cho hoạt động của người bệnh, thậm chí tiến triển thành các bệnh lý nặng khó điều trị.
2. Các mẹo giúp giảm tình trạng đau lưng của bạn
2.1 Tăng cường sức mạnh cơ bắp hạn chế tình trạng đau lưng
Phần lưng dưới phải chịu áp lực nâng đỡ toàn bộ phần trên, các cơ xung quanh lưng cần được săn chắc để hỗ trợ cột sống và giảm áp lực lên lưng dưới. Để săn chắc phần cơ bắp nên có những bài tập thể dục phù hợp. Mỗi ngày hãy dùng 15-20 phút để thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà để nâng cao chức năng chống đỡ của cơ bắp.
2.2 Giãn cơ hàng ngày
Nhiều vấn đề về lưng là do cơ bắp bị căng. Nếu cơ lưng của bạn bị căng trong thời gian dài chúng sẽ gây đau cho vùng toàn bộ cột sống, bao gồm cả các khớp. Nên tập thói quen giãn cơ hằng ngày để bảo vệ cột sống hạn chế tình trạng đau nhức cột sống.
2.3 Tránh ngồi sai tư thế
Ngồi sai tư thế trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phần đĩa đệm. Theo thời gian gây đau mỏi, khó chịu vùng lưng thậm chí là thoát vị đĩa đệm. Bạn nên ngồi đúng tư thế khi làm việc, giữ thẳng lưng. Nếu phải ngồi trong thời gian dài, hãy đứng dậy và đi lại vận động nhẹ nhàng.
2.4 Đi bộ
Đi bộ mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý và làm giảm áp lực cho lưng, đi bộ không chỉ tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, giúp các khớp vận động nhẹ nhàng mà còn nâng cao tinh thần, giúp giải tỏa áp lực sau ngày làm việc mệt mỏi.
2.5 Nâng vác vật nặng đúng cách
Khi bạn nâng một vật nặng, bạn rất dễ bị vặn sai hướng sẽ dẫn đến cơ bị co thắt và đau, Vì vậy khi cần bê vật nặng, bạn nên sử dụng cơ chân chứ không nên sử dụng cơ lưng. Khi đồ vật quá nặng thì nên cố bê mà cần nhờ sự trợ giúp của người xung quanh vì nếu gắng sức dễ gây đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, giãn cơ.
2.6 Giảm áp lực lên lưng khi ngủ
Nằm ngửa khi ngủ sẽ gây áp lực lên cột sống, Nên nâng gối cao lên một chút bằng cách để giữ cơ thể ở trạng thái cổ cao hơn người khi nằm. Nếu bạn là người ngủ nghiêng, hãy đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối để giảm áp lực lên lưng.
2.7 Theo dõi cân nặng, tránh để tăng cân quá mức
Trọng lượng tăng thêm sẽ gây thêm gánh nặng cho lưng của bạn. Khi trọng lượng cơ thể tăng thêm, cột sống có thể bị nghiêng và căng không đều. Phần lưng có thể mất đi sự hỗ trợ thích hợp và phát triển độ cong khôg tự nhiên của cột sống theo thời gian.
2.8 Từ bỏ thuốc lá
Hút thuốc làm hạn chế lưu lượng máu đến các đĩa đệm đốt sống của bạn. Khói thuốc lá làm giảm sự hấp thụ canxi và sự tái tạo xương mới, làm tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương, làm xương giòn và dễ gãy hơn.
Trên đây là các vị trí đau lưng nguy hiểm mà bạn cần phải biết và các mẹo giúp giảm tình trạng đau lưng hiệu quả. Kiềm Thảo Dược hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.