Kiềm hóa cơ thể trong việc điều trị bệnh cơ xương khớp

Nhóm bệnh cơ xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến với độ tuổi trung niên. Theo thống kê của Hội Cơ xương khớp Việt Nam, khoảng 30% người trên 35 tuổi gặp triệu chứng của bệnh. Gây nhiều phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, lối sống hay môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh cơ xương khớp. Kiềm hoá cơ thể là phương pháp mới của thế kỷ 21, cũng là bí mật sống trường thọ của người nhật bản. Vậy kiềm hoá cơ thể giúp ích thế nào cho cải thiện bệnh cơ xương khớp của chúng ta?

Tầm quan trọng cân bằng axit-kiềm đối với cơ thể

Khi thảo luận về vấn đề Kiềm hoá cơ thể, điều quan trọng là phải hiểu về độ pH.

Nói một cách đơn giản, pH là phép đo mức độ axit hoặc kiềm của một thứ gì đó.

Giá trị pH nằm trong khoảng từ 0–14:

Có tính axit: 0,0–6,9

Trung lập: 7.0

Kiềm (hoặc cơ bản): 7.1–14.0

Phương pháp đo quỳ tím kiểm soát pH cơ thể

Trong sinh hoạt hàng ngày, bên trong cơ thể chúng ta xảy ra hàng nghìn phản ứng hoá học, để cơ thể hoạt động tốt cần độ pH trong máu đạt 7,365 – 7,4 (hơi kiềm). Cơ thể luôn cần duy trì độ pH của máu đạt mức cân bằng để sống khỏe mạnh. 

Tuy nhiên, trong quá trình sống, cơ thể chịu tác động từ môi trường, thực phẩm (thịt đỏ, nước ngọt, bia, rượu, đồ chiên rán, thức ăn nhanh) hay khi chúng ta căng thẳng cơ thể cũng bài tiết ra một lượng lớn axit.  Nếu axit dư thừa trong máu một thời gian dài, sẽ làm thay đổi môi trường trong máu. Dẫn đến tình trạng các chức năng của máu suy giảm. Lúc này, các bộ phận, tế bào trong cơ thể không nhận đủ oxy và khoáng chất của máu đưa tới. Khiến các vi sinh vật có hại có môi trường thuận lợi phát triển. Khi pH của máu mất cân bằng là nguồn gốc dẫn đến các bệnh tật.

pH từ 7 trở lên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Kiềm hoá cơ thể là chìa khoá cho lối sống khỏe mạnh

Kiềm hóa cơ thể và bệnh cơ xương khớp

Để trung hòa một lượng axit dư thừa lớn tại máu ở cuộc sống hiện đại. Canxi từ xương đại diện cho một lượng kiềm lớn trong cơ thể chúng ta sẽ phải di chuyển đến máu để trung hòa axit. Sự di chuyển này làm xương mất đi lượng canxi và khoáng chất lớn, làm giảm mật độ xương. Dẫn đến loãng xương và giòn xương nếu không được bổ sung lượng Kiềm đủ để trung hoà lại axit dư thừa.

Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ  Năm 2008. Chế độ ăn giàu kiềm (trái cây, rau quả) và bổ sung đủ lượng kiềm cũng như giảm tải lượng axit, dẫn đến duy trì khối lượng cơ ở nam giới và phụ nữ lớn tuổi. Các tình trạng như suy thận mãn tính dẫn đến nhiễm axit chuyển hóa mãn tính dẫn đến sự phân hủy nhanh hơn ở cơ xương.

Điều chỉnh tình trạng dư thừa axit có thể bảo tồn khối lượng cơ trong những điều kiện xảy ra tình trạng hao mòn cơ như biến chứng do đái tháo đường, chấn thương, nhiễm trùng huyết, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy thận.

Không chỉ mang đến bất tiện trong sinh hoạt, bệnh cơ xương khớp còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đọc bài viết để nhận biết dấu hiệu và có phương pháp phòng tránh sớm.

>>> 5 Biến chứng nguy hiểm của bệnh cơ xương khớp

Như vậy, để có cơ xương khớp khỏe mạnh bạn cần bổ sung những thực phẩm giàu tính Kiềm và giảm tải lượng axit từ chế độ ăn dư thừa protein. 

Ngoài ra, để “kiềm hóa” cơ thể thì uống nước kiềm đều đặn hàng ngày cũng là một liệu pháp tốt và hiệu quả. Thói quen uống nước Kiềm hàng ngày đã được Bộ Y Tế Nhật Bản khuyến khích người dân từ những năm 60 của thế kỷ trước. Đây cũng là bí quyết sống trường thọ của người Nhật Bản.

Bổ sung nước kiềm hàng ngày là thói quen tốt cho sức khỏe của người Nhật Bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *