Chế độ ăn giàu kiềm: Bí quyết bảo vệ cơ thể

Thực phẩm có tính kiềm chắc hẳn là thuật ngữ dinh mới lạ với nhiều người. Nó có chức năng cơ bản là giữ độ pH ổn định trong cơ thể và nhiều lợi ích sức khỏe khác. 

Chế độ ăn giàu kiềm là gì?

Chế độ ăn kiềm hay chế độ ăn axit-kiềm, bản chất là một chế độ ăn hỗ trợ việc thay đổi pH của cơ thể.

Quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ chuyển hóa thực phẩm thành dinh dưỡng và năng lượng. Trong quá trình này, luôn có một phần “tro” là chất thải của việc trao đổi chất và phần “tro” này sẽ ảnh hưởng tới độ axit hoặc kiềm của cơ thể. Theo lý thuyết, chất thải axit sẽ làm máu bạn có tính axit hơn và khiến cơ thể dễ mắc bệnh tật hơn. Và ngược lại, kiềm được coi là chất có tính bảo vệ. Bằng cách chọn nhiều thực phẩm có tính kiềm, bạn có thể “kiềm hóa” cơ thể và cải thiện sức khỏe.

Ở trạng thái cân bằng tự nhiên, độ pH của cơ thể từ 6,8 – 7,4. Trong điều kiện này, các quá trình hóa học của cơ thể hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Tất cả các chất thải đều được khử nhanh chóng. Tuy nhiên, khi ăn các thức ăn có tính a xít quá nhiều, sẽ khiến độ pH của cơ thể giảm xuống. Độ pH thấp, các cơ quan thanh lọc máu (lá lách, gan, tim, thận) phải làm việc quá mức khiến chúng suy yếu dần, từ đó gây nên bệnh tật.

Ví dụ một số nhóm thực phẩm giàu kiềm và axit như sau:

  • Axit: thịt, cá, sữa, rượu, ngũ cốc
  • Kiềm: trái cây, hạt, đậu và các loại rau xanh

Kiềm Saphia gợi ý các bạn 10 loại thực phẩm giàu kiềm, tốt cho sức khỏe như sau:

1. Cần tây

Cần tây thuộc thành phần của họ Apiaceae, bao gồm: cà rốt, củ mùi, mùi tây và celeriac. Thân cây giòn khiến cho loại rau này trở thành một món ăn nhẹ phổ biến, ít calo và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chất xơ trong cần tây có lợi cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Cần tây cũng là một thực phẩm giàu tính kiềm. Nó có thể trung hòa a xít và cân bằng độ pH trong cơ thể, đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh tật.

2. Các loại hạt, quả hạch, nho khô

 Nho khô và chà là có tính kiềm cao, vì thế đừng quên mang theo một ít cùng với quả hạch và các loại hạt khi ra ngoài. Nho khô giúp cơ thể giữ ni tơ để tái tạo cơ bắp, còn hạnh nhân rất giàu can xi và ma giê giúp ích cho quá trình kiềm hóa cơ thể.

3. Rau xanh họ cải

Các loại rau này chứa nhiều vitamin A, C và K, cũng như nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể như ma giê, can xi, đồng, ka li, sắt, phốt pho; và đặc biệt là isothiocyanate, một phân tử có khả năng cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư. Không chỉ vậy, nhiều bằng chứng khoa học còn cho thấy các loại rau họ cải giúp tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch. Chúng chứa nhiều chất khoáng thiết yếu giúp cơ thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Hãy thử rau chân vịt, rau diếp, cải xoăn, cần tây, rau mùi tây, rau arugula và mù tạt xanh.

4. Bơ

Lợi ích của việc ăn bơ là giúp trung hòa thực phẩm có tính a xít trong dạ dày. Ngoài ra, bơ cũng chứa các chất chống ô xy hóa như alpha carotene, beta carotene, lutein… giúp cơ thể phòng chống nhiều căn bệnh khác.

5. Tỏi

 Được coi là gia vị không thể thiếu trong đa số món ăn, tỏi giúp trung hòa a xít trong các loại thực phẩm như thịt, cá, pho mát và trứng. Hợp chất allicin trong tỏi giúp kháng khuẩn, kháng nấm rất hiệu quả. Tỏi cũng giúp giải độc hiệu quả bằng cách tăng cường sản xuất glutathione giúp cơ thể lọc bỏ các chất độc từ hệ thống tiêu hóa.

6. Chanh

Chanh? Ai cũng sẽ bất ngờ khi nghe tới chanh trong thực đơn “Kiềm Hóa”. Dù có đặc tính a xít cao, nhưng qua quá trình tiêu hóa, chanh được chuyển thành kiềm có lợi cho cơ thể. Vì thế, nước chanh được xem là thực phẩm kiềm hóa rất tốt.

7. Ớt chuông

Đây là thực phẩm có tính kiềm cao. Chúng giúp biến đổi thực phẩm có tính a xít, làm tăng mức kiềm trong cơ thể. Ăn ớt chuông thường xuyên sẽ giúp giảm lo lắng, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ thị lực. Ớt chuông cũng giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường loại 2, ung thư…

8. Bông cải xanh (súp lơ xanh)

Đây là loại thực phẩm được khuyến khích ăn mỗi ngày bởi những tác dụng tuyệt vời của nó. Cũng giống như các loại rau xanh khác, bông cải xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin C, K và B6; Canxi, Kali, Folate….

Trong bông cải xanh chứa nhiều chất xơ hòa tan liên kết các axit trong đường ruột, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng, từ đó giảm cholesterol. Tuy giàu hàm lượng dinh dưỡng nhưng trong súp lơ xanh lại có ít calo, rất thích hợp cho thực đơn dành cho người giảm cân. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ăn loại thực phẩm này ít nhất 4 lần/tuần, Những người mắc bệnh viêm khớp, hen suyễn hoặc các loại bệnh dị ứng cũng nên lưu ý bổ sung bông cải xanh vảo bữa ăn hằng ngày bởi nó chứa nhiều axit bép omega-3.

Ngoài các thực phẩm giàu kiềm, bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm chức năng bổ sung cân bằng kiềm – pH cơ thể của Kiềm Saphia. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Mong rằng với những chia sẻ qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm các loại thực phẩn giàu tính kiềm. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *